Home Thông Tin Xác minh lý lịch tư pháp để làm gì?

Xác minh lý lịch tư pháp để làm gì?

by Phạm Huyền
320 views

Phiếu lý lịch tư pháp chắc hẳn không còn xa lạ đối với nhiều người nhưng không phải ai cũng biết Phiếu lý lịch tư pháp là gì và Phiếu lý lịch tư pháp dùng để làm gì cũng như xác minh lý lịch tư pháp để làm gì. Cùng Lichtuphap.net tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm:

♦        Khi nào cần lý lịch tư pháp?

♦        Có được phép ủy quyền làm lý lịch tư pháp hay không?

Xác minh lý lịch tư pháp để làm gì

Xác minh lý lịch tư pháp để làm gì

Lý lịch tư pháp là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, lý lịch tư pháp chính là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhận chức vụ, thành lập, quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp khi hợp tác xã, doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản. 

Đây là một loại tài liệu được gọi tắt là phiếu do Sở Tư pháp hy Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cung cấp. Trên phiếu này sẽ cung cấp các thông tin chứng minh một người đã từng bị phạt tù hay chưa; có đang bị cấm hoặc không bị cấm đảm nhiệm các chức vụ hay thành lập, quản lý doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Vậy việc xác minh lý lịch tư pháp để làm gì sẽ được lý giải trong nội dung tiếp theo.

Xác minh lý lịch tư pháp để làm gì?

Phiếu lý lịch tư pháp là loại tài liệu dùng để chứng minh cá nhân là người có hay không có những án tích vì điều này ảnh hưởng đến việc một cá nhân có thể hay không thể đảm nhiệm chức vụ, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã hay quản lý hợp tác xã hoặc doanh nghiệp trong trường hợp mà hợp tác xã hoặc doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản theo Luật Phá sản 2014.

Như vậy, theo quy định pháp luật và trên thực tế, lý lịch tư pháp thường được dùng để:

  • Chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có được phép đảm nhiệm chức vụ, thành lập hay quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp;
  • Hỗ trợ cho các hoạt động như: thống kê tư pháp hình sự và hoạt động tố tụng hình sự;
  • Xác nhận việc xóa án tích của cá nhân, tạo điều kiện để người đã bị kết án có thể thiết lập lại cuộc sống mới, tái hòa nhập cộng đồng, đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ khác;
  • Giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong công tác quản lý nhân sự.

Thủ tục xác minh lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam

Trình tự thực hiện:

  1. a) Công dân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính tại Sở Tư pháp, nhận phiếu hẹn trả kết quả
  2. b) Sở Tư pháp thụ lý , giải quyết và trả kết quả cho công dân theo phiếu hẹn

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

– Đơn yêu cầu (theo mẫu quy định )

– Phiếu yêu cầu xác minh Lý lịch Tư pháp (theo mẫu quy định);

– Bản chụp (photocopy) Giấy chứng minh nhân dân

– Bản chụp (photocopy) hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp lệ chứng minh nơi thường trú của đương sự;

– Giấy uỷ quyền (trong trường hợp uỷ quyền cho người khác làm thủ tục). Giấy uỷ quyền phải có chứng thực của UBND cấp xã nơi cư trú của người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền. Nếu người ủy quyền cư trú ở nước ngoài thì giấy uỷ quyền phải có chứng nhận của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

– Giấy khai sinh hoặc giấy đăng ký kết hôn, hộ khẩu hoặc những giấy tờ chứng minh quan hệ đối với những trường hợp ủy quyền đương nhiên.

Thành phần hồ sơ: 02 bộ

Thời hạn giải quyết:

  1. a) 16 ngày làm việc trong trường hợp thông thường:

– Trong 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi Phiếu xác minh và 01 bộ hồ sơ cho Công an cấp tỉnh để tra cứu;

– Trong 10 ngày, kể từ ngày nhận được Phiếu xác minh, Công an cấp tỉnh có trách nhiệm tra cứu, xác minh lý lịch tư pháp và kết quả cho Sở Tư pháp;

– Trong 03 ngày, kể từ có kết quả tra cứu hồ sơ của Công an, Sở Tư pháp lập và cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho đương sự

  1. b) 33 ngày làm việc trong trường hợp phức tạp:

– Trong 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi Phiếu xác minh và 01 bộ hồ sơ cho Công an cấp tỉnh để tra cứu;

– Trong 10 ngày, kể từ ngày nhận được Phiếu xác minh, Công an cấp tỉnh có trách nhiệm tra cứu, xác minh lý lịch tư pháp và kết quả cho Sở Tư pháp;

– Trường hợp phức tạp phải tra cứu hồ sơ của Cục hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát thuộc Bộ Công an thì thời gian này kéo dài thêm không quá 10 ngày;

– Trường hợp cần thiết phải tra cứu hồ sơ của Toà án thì thời hạn này không quá 07 ngày;

  1. c) Trong 03 ngày, kể từ có kết quả tra cứu hồ sơ của Công an và Toà án (nếu có), Sở Tư pháp lập và cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho đương sự

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Tư pháp

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: phòng Hành chính Tư pháp

– Cơ quan phối hợp: Phòng Hồ sơ nghiệp vụ (PC27) – Công an Thành phố

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu lý lịch tư pháp

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

– Đơn yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

– Đơn yêu cầu cấp phiếu Lý lịch Tư pháp (dùng cho trường hợp ủy quyền)

– Phiếu xác minh Lý lịch tư pháp.

Mẫu phiếu xác minh thông tin lý lịch tư pháp

     Dưới đây là mẫu số 03/TTLT-LLTP phiếu xác minh thông tin lý lịch tư pháp được ban hành kèm theo thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP hướng dẫn trình tự thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp

1 …………………………..
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
—————
Số: ……../……… …….., ngày ….. tháng ….. năm …….

PHIẾU XÁC MINH THÔNG TIN LÝ LỊCH TƯ PHÁP

Kính gửi: ……………………………

………………………………….. đề nghị Quý cơ quan tra cứu hồ sơ, xác minh thông tin lý lịch tư pháp về án tích của người có tên dưới đây:

Họ và tên2: ………………………………………………………………………………………….

Tên gọi khác (nếu có): …………………………………………………………………………

Giới tính: …………………

Ngày, tháng, năm sinh: …../…../………. 

Nơi sinh3: …………………………………………………………

Quốc tịch: ………………………………..  

Dân tộc: …………………………………………………………..

Nơi thường trú3:………………………………………………………………………………….

Nơi tạm trú4: ………………………………………………………………………………………..

Giấy CMND/Hộ chiếu: …………………..……………. 

5Số: …………………………………………………..

Cấp ngày …………. tháng …………. năm ……………

Tại: ……………………………………………….

Họ tên cha: …………………………………………………………………………………….

Họ tên mẹ: …………………………………………………………………………………….

Họ tên vợ (chồng): …………………………………………………………………………….

 (Gửi kèm theo 01 bộ hồ sơ bản chụp tài liệu của đương sự).

Đề nghị Quý cơ quan có văn bản phản hồi trước ngày……………………..

 

  ……………..
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

1 Ghi rõ tên cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

2 Viết bằng chữ in hoa, đủ dấu.

3 Ghi rõ tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3,4 Trường hợp có nơi thường trú và tạm trú thì ghi cả hai nơi, trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì gạch chéo.

5 Ghi rõ là chứng minh nhân dân hay hộ chiếu.

Như vậy, việc xác minh lý lịch tư pháp có ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua hoạt động này chúng ta sẽ hiểu rõ về tình trạng án tích của bản thân. Bạn có thể tải xuống phiếu xác minh theo mẫu và điền theo hướng dẫn để đề nghị xác minh cho chuẩn nhé.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thắc mắc xác minh lý lịch tư pháp để làm gì. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu bạn đọc có thắc mắc gì thêm về vấn đề này, hoặc có vướng mắc về vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0904.889.859 ( Ms.Hoa ) – để được hỗ trợ tư vấn chi tiết và cụ thể.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN