Lý lịch tư pháp xác nhận thông tin của cá nhân để chứng minh người đó có án tích hay không. Tùy từng mục đích khác nhau mà nhiều người có nhu cầu xin lý lịch tư pháp. Có người xin lý lịch tư pháp ở Sở Tư pháp, lại có người xin ở Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Vậy khi nào thì nộp hồ sơ xin lý lịch tư pháp ở trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hà nội và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn gì?. Hãy cùng Lylichtuphap.net tìm hiểu về vấn đề này.
>>> Xem thêm:
♦ Hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp
♦ Tờ khai lý lịch tư pháp mẫu số 3

trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hà nội
Lý lịch tư pháp là gì?
Trước tiên cần tìm hiểu về khái niệm Lý lịch tư pháp trước khi đi sâu vào trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hà nội.
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định: “Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản”.
Theo đó, lý lịch tư pháp được lập ra với mục đích: chứng minh cá nhân có án tích hay không, có bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã khi họ bị tòa án tuyên bố phá sản hay không.
Đồng thời, hỗ trợ pháp lý trong các hoạt động tố tụng hình sự, xác định được tình trạng của một cá nhân đã được xóa án tích hay chưa, theo quy định của luật tố tụng hình sự. Góp phần quản lý, nâng cao công tác nhân sự trong các doanh nghiệp, hợp tác xã.
Tất cả các thông tin lý lịch tư pháp sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thể hiện tại “phiếu lý lịch tư pháp”. Theo khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định: Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị như chứng cứ để chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp hoặc hợp tác xã trong trường hợp họ bị tuyên bố phá sản theo quy định pháp luật.
Khi nào thì xin phiếu lý lịch tư pháp tại trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hà nội?
Theo Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp:
- Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
- a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
- b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
- Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
- a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
- b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
- c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
Như vậy, nếu bạn là không có hộ khẩu, quốc tịch nước ngoài hoặc có nhiều nơi cư trú không rõ ràng thì nộp hồ sơ trực tiếp ở trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hà nội (Địa chỉ: Tầng 6 – Nhà A – Học viện Tư pháp – Phố Trần Vỹ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 04.62739492; Fax: 04.62739495).
Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hà nội có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Tại Quyết định số 97/QĐ-BTP ngày 26/1/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, theo đó trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hà nội có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Chức năng
Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia (sau đây gọi là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi cả nước.
Trung tâm có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Tên giao dịch tiếng Anh là: National Centre for Criminal Record (Viết tắt là: NCCR).
Nhiệm vụ, quyền hạn
- Về xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
- a) Xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi cả nước;
- b) Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở Tư pháp);
- c) Tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng và Sở Tư pháp cung cấp;
- d) Tiếp nhận Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp cung cấp;
đ) Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp;
- e) Lập Lý lịch tư pháp, cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo thẩm quyền;
- g) Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án theo yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Thực hiện một số nhiệm vụ trong lĩnh vực lý lịch tư pháp do Bộ trưởng giao, gồm:
- a) Xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chủ trương, chính sách trung và dài hạn về lý lịch tư pháp;
- b) Xây dựng đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp để Bộ trưởng ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; tham gia thẩm định, góp ý các dự án, dự thảo văn bản khác do Bộ trưởng giao;
- c) Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm, hàng năm của Trung tâm; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm của ngành Tư pháp;
- d) Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về lý lịch tư pháp;
đ) Tổ chức triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chủ trương, chính sách, đề án, dự án; các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Trung tâm và hướng dẫn nghiệp vụ về lý lịch tư pháp;
- e) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lý lịch tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về lý lịch tư pháp theo phân công, phân cấp của Bộ;
- g) Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
- h) Thực hiện hợp tác quốc tế về lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
- i) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về lý lịch tư pháp và việc quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện kiểm tra, tham gia thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
- Thực hiện chế độ tài chính, kế toán và quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và quản lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hà nội. Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi: Hotline: 0904.889.859 ( Ms.Hoa ) – .