Do nhu cầu xin lý lịch tư pháp ngày càng nhiều nên thời gian xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể sẽ mất lâu hơn bình thường.
Do đó Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia đã mở ra trang đăng ký lý lịch tư pháp trực tuyến và tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến. Trong quá trình đương đơn yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp thường thực hiện trong quá trình chờ xác nhận chính là tra cứu lý lịch tư pháp. Đây là bước để các cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu theo dõi được tình trạng hồ sơ của mình xử lý tới đâu tại cơ quan cấp lý lịch tư pháp.
Làm thế nào để tra cứu hồ sơ lý lịch tư pháp? Có thể tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến được hay không? Trong nội dung bài viết dưới đây Lylichtuphap.net sẽ giải đáp thắc mắc trên.
>>> Xem thêm:
♦ Cách tra cứu lý lịch tư pháp Hà Nội
♦ Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp được tiến hành như thế nào?

tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến
Quy định về tra cứu lý lịch pháp tại Việt Nam
Tra cứu lý lịch tư pháp được hiểu là bước để cơ quan, tổ chức, cá nhân biết được tình trạng xử lý hồ sơ của mình khi kê khai, nộp hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Để tạo điều kiện cho hoạt động tra cứu được quản lý đồng bộ, thống nhất, pháp luật cũng có quy định đối với việc tra lý lịch tư pháp trực tuyến.
Theo điều 47 Luật Lý lịch tư pháp 2009, việc tra cứu hồ sơ lý lịch tư pháp được quy định như sau:
“1. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp chỉ có một nơi thường trú duy nhất tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.
- Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đã cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
- Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
- Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.”
Như vậy, việc tra cứu lý lịch tư pháp đối với những về án tích có trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 để cấp Phiếu lý lịch tư pháp được thực hiện tại cơ sở dữ liệu của ngành Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng theo quy định tại Nghị định số 111/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp.
Việc tra cứu thông tin để cấp lý lịch tư pháp quy định tại Điều 47 Luật lý lịch tư pháp 2009 cụ thể:
- Tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi người đó đăng ký thường trú: đối với trường hợp cá nhân đó chỉ có một nơi thường trú duy nhất tại một tỉnh kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên.
- Tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia: đối với trường hợp cá nhân đã cư trú ở nhiều tỉnh kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên.
- Tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia: đối với trường hợp cá nhân là công dân Việt Nam có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài.
- Tra cứu thông tin lý lịch tư pháp sẽ được thực hiện tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia: đối với cá nhân không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Hướng dẫn tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến nhanh nhất
Để tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến, bạn cần thực hiện 4 bước sau:
Bước 1: Truy cập vào trang thông tin điện tử của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia tại địa chỉ https://lltptructuyen.moj.gov.vn
Bước 2: Bấm vào biểu tượng “Tra cứu” bên góc phải của giao diện chính. Khi đó, hệ thống sẽ hiển thị đầy đủ màn hình nhập thông tin tra cứu.
Biểu tượng “Tra cứu” để Tra cứu hồ sơ lý lịch tư pháp trực tuyến
Bước 3: Nhập đầy đủ thông tin tra cứu
Trong đó có:
- Mã cấp: là mã đăng ký trực tuyến mà hệ thống trả cho người dùng khi thực hiện kê khai, nộp hồ sơ cấp Phiếu.
- Số CMND/hộ chiếu của người dùng.
- Mã bảo vệ được hiển thị ngay bên dưới.
Bấm nút “Tra cứu” hoặc nhấn phím “Enter” trên bàn phím máy tính để hoàn tất thao tác nhập thông tin tra cứu.
Màn hình điền thông tin tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến
Bước 4: Khi đó, hệ thống sẽ hiển thị kết quả tìm kiếm tương ứng với thông tin tra cứu vừa nhập, bao gồm: ngày hẹn xử lý, tình trạng xử lý, thông tin hồ sơ (họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, CMND, nơi thường trú,…)
Khi đó, bạn có thể ấn vào Xem chi tiết để xem chi tiết thông tin tờ khai mà mình đã nộp để xin cấp lý lịch tư pháp.
Với cách tra cứu này rất thuận tiện, nhanh chóng, đầy đủ thông tin.
Ngoài cách tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến ở trên bạn cũng có thể tham khảo thêm cách tra cứu dưới đây: Tra cứu qua hệ thống SMS
Bạn thực hiện soạn tin nhắn theo cú pháp: Mã số biên nhận hồ sơ và gửi đến 8183.
Ví dụ: Mã lý lịch tư pháp của bạn là: LL546. Bạn sẽ soạn tin nhắn LL546 gửi 8183 hệ thống sẽ trả kết quả tin nhắn về máy của bạn.
Lưu ý:
Phải đăng ký số điện thoại cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ lý lịch tư pháp mới có thể thực hiện tra cứu theo bằng SMS
Lệ phí một lần nhắn tin đế tra cứu là 1.000 đồng/lần.
Đối với những trường hợp quá trình xử lý để cấp giấy lý lịch tư pháp của cá nhân bị gián đoạn, chậm trễ so với thời gian quy định thì cá nhân sẽ nhận được tin nhắn thông báo từ cơ quan có thẩm quyền cấp.
Làm thế nào để tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến nhanh?
Một số kinh nghiệm giúp bạn thực hiện tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn:
Lựa chọn hình thức tra cứu phù hợp với điều kiện cũng như trường hợp của mình:
Nếu muốn nhanh chóng thì có thể sử dụng cách tra cứu qua SMS
Nếu muốn thông tin được hiển thị đầy đủ hơn thì có thể lựa chọn cách thức tra cứu trực tuyến.
Thực hiện việc tra cứu lý lịch tư pháp thì cần phải có mã hồ sơ. Do đó, sau khi nộp hồ sơ và nhận được mã hồ sơ, cá nhân cần ghi nhớ và giữ lại mã hồ sơ này.
Cẩn thận nhập đúng thông tin yêu cầu, để tiết kiệm thời gian, công sức cũng như nhận đúng kết quả mong muốn tìm kiếm.
Trên đây là những thông tin mà Viện Xây dựng thu thập được từ những quy định mới nhất của pháp luật về vấn đề này. Mong rằng đây sẽ là một bài viết hữu ích, có thể cung cấp được nguồn dữ liệu tối đa đến với bạn đọc, giúp bạn đọc có thể phần nào hiểu rõ hơn về cách tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến tới Quý bạn đọc.
Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi: Hotline: 0904.889.859 ( Ms.Hoa ) – .