Phiếu lý lịch tư pháp được cấp dựa trên những căn cứ pháp lý nào? Cơ quan nào có thẩm quyền? thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp được tiến hành như thế nào?… Cùng Lylichtuphap.net giải đáp các thắc mắc trên qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
>>> Xem thêm:
♦ Phiếu lý lịch tư pháp là gì?

Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp
Cơ sở pháp lý quy định thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp
Cơ sở pháp lý ở đây được hiểu đơn giản là những văn bản pháp luật quy định về các vấn đề, các lĩnh vực trong đời sống xã hội để thống nhất thực hiện trên toàn quốc.
Theo đó cơ sở pháp lý quy định về thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp chính là những văn bản Luật, văn bản hướng dẫn như Nghị định hay Thông tư… hướng dẫn các bước, thứ tự cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho chủ thể có yêu cầu.
Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp được dựa trên các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật Lý lịch tư pháp năm 2009;
- Nghị định 111/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lý lịch tư pháp;
- Thông tư 13/2011/TT-BTP sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 16/2013/TT-BTP;
- Thông tư 244/2016/TT-BTC;
- Các văn bản pháp luật có liên quan khác.
Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc về ai?
Các quy định về thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp cũng như thẩm quyền cấp Phiếu là vấn đề bạn cần lưu ý để xin cấp đúng nơi, đúng chỗ.
Theo Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp:
“1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
- a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
- b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
- Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
- a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
- b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
- c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.”
Trường hợp bạn là người đã từng ở Việt Nam nhưng muốn xin Phiếu lý lịch tư pháp thì nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia có địa chỉ: Tầng 6 – Nhà A – Học viện Tư pháp – Phố Trần Vỹ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 04.62739492; Fax: 04.62739495).
Nếu đương đơn có hộ khẩu tại Hà Nội thì có thể đến trực tiếp Sở Tư pháp địa chỉ: Số 221 Trần Phú, phường Văn Quán, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội để nộp đơn xin cấp phiếu lý lịch tư pháp. Điện thoại: 024.33120878; Fax: 024. 33546157
– Nếu đương đơn có hộ khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh Nội thì có thể đến trực tiếp Sở Tư pháp, địa chỉ: 141-143 Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh để nộp đơn xin cấp phiếu lý lịch tư pháp. Điện thoại: (+028) 3829 7052; Fax: (+848) 3824 3155
Nếu bạn có hộ khẩu ở tỉnh nhưng không tiện về địa phương thì làm lý lịch tư pháp ở đâu thành phố Hồ Chí Minh. Trường hợp này, bạn có thể nhờ người thân hỗ trợ làm và gửi lên. Trường hợp không có người thân hỗ trợ thì bạn có thể đến trực tiếp Quầy số 2 , Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh – 125 Công xã Paris, Quận 1 để được hỗ trợ làm phiếu lý lịch tư pháp.
Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp được tiến hành như thế nào?
Khi nhắc đến thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp chúng ta cần hiểu nó sẽ bao gồm hồ sơ cần chuẩn bị và trình tự các bước để thực hiện.
Hồ sơ cấp giấy lý lịch tư pháp tại Việt Nam
Đối với công dân Việt Nam
Để làm thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp ở tại cơ quan có thẩm quyền thì công dân Việt Nam cần chuẩn bị những tài liệu sau đây:
- Tờ khai yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định của pháp luật: Mẫu số 03/2013/TT-LLTP; Mẫu số 04/2013/TT-LLTP;
- Bản sao của giấy chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu có hiệu lực của người yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản sao của sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giấy chứng nhận thường trú, giấy chứng nhận tạm trú của người yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp;
- Văn bản ủy quyền được công chứng hoặc chứng thực theo quy định, nếu ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (lưu ý: chỉ được ủy quyền người khác làm thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1). Nếu người được ủy quyền làm thủ tục là cha, mẹ, chồng, vợ hoặc con của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp thì không cần nộp văn bản ủy quyền. Nếu yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục;
- Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu có hiệu lực của người được ủy quyền làm thủ tục (nếu có ủy quyền);
- Các giấy tờ, tài liệu khác chứng minh thuộc vào đối tượng được miễn giảm lệ phí làm thủ tục cấp phiếu.
Đối với công dân nước ngoài cư trú tại Việt Nam
Chuẩn bị những tài liệu sau đây nếu người nước ngoài yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp tự mình thực hiện thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền:
- Tờ khai yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định của pháp luật: Mẫu số 03/2013/TT-LLTP;
- Hộ chiếu (bản gốc);
- Bản sao của thẻ tạm trú hoặc xác nhận tạm trú của công an nơi mà người nước ngoài đang tạm trú.
Chuẩn bị những tài liệu sau đây nếu người nước ngoài yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp ủy quyền cho người khác làm thủ tục:
- Tờ khai yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định của pháp luật: Mẫu số 04/2013/TT-LLTP;
- Văn bản ủy quyền được công chứng hoặc chứng thực theo quy định, nếu ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (lưu ý: chỉ được ủy quyền người khác làm thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1). Nếu người được ủy quyền làm thủ tục là cha, mẹ, chồng, vợ hoặc con của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp thì không cần nộp văn bản ủy quyền. Nếu yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục;
- Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu có hiệu lực của người được ủy quyền làm thủ tục (nếu có ủy quyền);
- Bản sao của sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giấy chứng nhận thường trú, giấy chứng nhận tạm trú của người được ủy quyền làm thủ tục (nếu có ủy quyền).
Trình tự thủ tục làm giấy lý lịch tư pháp
- Bước 1: Đến cơ quan có thẩm quyền kê khai hồ sơ theo mẫu. Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ tương ứng với từng trường hợp (công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài ở tại Việt Nam);
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của cơ quan có thẩm quyền (Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp) và nhận giấy hẹn trả kết quả;
- Bước 3: Thực hiện nộp lệ phí theo giấy hẹn trả kết quả;
- Bước 4: Theo đúng thời hạn được hẹn, người yêu cầu cấp phiếu hoặc người được ủy quyền đến nhận phiếu lý lịch tư pháp.
Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp là bao nhiêu?
- Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp: 200.000 đồng/người/lần;
- Đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ: 100.000 đồng/người/lần;
- Đối với trẻ em, người cao tuổi, người thuộc hộ nghèo theo quy định pháp luật, người cư trú ở tại xã đặc biệt khó khăn: Miễn phí.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về những thông tin xoay quanh vấn đề lý lịch tư pháp cũng như thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn.