Home Dịch Vụ Quy trình làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài chi tiết

Quy trình làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài chi tiết

by Phạm Huyền
389 views

Làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài có nhiều điều cần chú ý hơn so với công dân Việt Nam. Quy trình làm phiếu lý lịch tư pháp cho đối tượng này như thế nào? Có những phương thức nào để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp? 

>>> Xem thêm:

♦          Lưu ý quan trọng khi làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

♦          3 bước nhận kết quả từ dịch vụ làm lý lịch tư pháp tại TPHCM

Làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Quy định về người nước ngoài được cấp phiếu lý lịch tư pháp

Phiếu lý lịch tư pháp có nội dung nhằm chứng minh cá nhân được cấp có án tích hay không, tình trạng thi hành án như thế nào. Đồng thời ngưng án tích đó có ảnh hưởng tới việc cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập hoặc quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp trong trường hợp đơn vị đó đã bị tòa án tuyên bố phá sản không.

Về cơ bản thì làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài vẫn được áp dụng với cả hai loại phiếu lý lịch tư pháp lần lượt là phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2. Quy định cụ thể về nội dung của hai loại phiếu lý lịch tư pháp này được ghi chú rõ tại điều 41, Luật lý lịch tư pháp 2009.

Trong đó phiếu lý lịch tư pháp số 1 cho phép ủy quyền để thực hiện thủ tục. Ngược lại phiếu lý lịch tư pháp số 2 chỉ được cấp theo nhu cầu của cá nhân hoặc cơ quan tố tụng dưới hình thức làm thủ tục trực tiếp không qua ủy quyền. Đối tượng được cấp phiếu lý lịch tư pháp theo quy định pháp luật Việt Nam ngoài công dân Việt Nam khi còn bao gồm công dân người nước ngoài:

  • Đối tượng là công dân người nước ngoài từng cư trú ở Việt Nam và hiện tại đã rời đi;
  • Đối tượng là công dân người nước ngoài hiện đang cư trú ở Việt Nam.

Quy trình làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Quy trình làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tương tự với công dân Việt Nam. Người nước ngoài có thể lựa chọn phương thức nộp hồ sơ trực tiếp tới cơ quan tư pháp có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp hoặc nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc kê khai trực tuyến. Trong đó quy trình nộp hồ sơ trực tiếp được tiến hành như sau:

Tìm hiểu thông tin

Người nước ngoài thường gặp khó khăn trong vấn đề tìm hiểu thông tin về các văn bản pháp luật tại Việt Nam. Không tìm hiểu rõ thông tin có thể khiến cho người nước ngoài thực hiện sai thủ tục, chuẩn bị hồ sơ không hợp lệ hoặc chưa đầy đủ dẫn đến đến kéo dài quá trình làm phiếu lý lịch tư pháp. Vì vậy trước hết người nước ngoài nên tìm hiểu rõ hoặc nhờ đến tư vấn để xác định trường hợp của mình nên thực hiện thủ tục như thế nào.

Chuẩn bị hồ sơ

Chuẩn bị hồ sơ là yêu cầu bắt buộc khi làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài nói riêng và tất cả công dân nói chung tại Việt Nam. Hồ sơ gồm các loại giấy tờ chính: tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu; bản sao giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu; bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc giấy chứng nhận tạm trú.

Người nước ngoài cần phải đáp ứng được quy định cư trú theo pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp người nước ngoài không có giấy chứng nhận thường trú hoặc giấy chứng nhận tạm trú thì phải căn cứ vào Luật lý lịch tư pháp 2009 và Công văn số 367/TTLLTPQG-HCTH để giải quyết. Đơn cử như:

  • Trường hợp người nước ngoài không có quốc tịch thì phải cung cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế theo quy định tại khoản 3, điều 3, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam để thay thế cho chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu.
  • Trường hợp người nước ngoài nhưng không có giấy xác nhận tạm trú thì cần phải sử dụng  một trong các loại giấy tờ có giá trị tương đương để thay thế như thể thường trú, thẻ tạm trú, chứng nhận tạm trú được cấp ở cửa khẩu, hộ chiếu có dấu kiểm chứng nhập cảnh – xuất cảnh hoặc chứng nhận tạm trú đã được gia hạn bởi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Nộp hồ sơ

Hồ sơ sau khi được chuẩn bị cần kiểm tra lại tính hợp lệ và sự đầy đủ trước khi nộp đến cơ quan tư pháp. Nếu như hồ sơ không đầy đủ và thiếu hợp lệ thì có thể sẽ bị trả lại. Thủ tục làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài sẽ phải bắt đầu lại từ đầu gây mất thời gian, công sức.

Hồ sơ nộp theo phương thức trực tiếp tại cơ quan tư pháp cần dựa theo đối tượng cụ thể. Quy định về cơ quan tư pháp chịu trách nhiệm cấp phiếu lý lịch tư pháp quy định rõ tại điều 44, Luật lý lịch tư pháp 2009. Theo đó:

  • Người nước ngoài đã từng công chúa ở Việt Nam sau đó rồi ghi sẽ nộp hồ sơ tới Trung tâm lý lịch tư pháp Quốc gia;
  • Người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam Nouvo yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú;
  • Người nước ngoài không có quốc tịch cần gửi yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp tới Sở tư pháp;
  • Người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam nhưng không có giấy xác nhận tạm trú thì cung cấp các giấy tờ xác nhận tới Trung tâm lý lịch tư pháp Quốc gia.

Hồ sơ nộp đến cơ quan tư pháp trong thời gian làm việc hành chính. Đồng thời khi nộp hồ sơ cá nhân đó cần phải nộp cùng với lệ phí. Mức lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp hiện nay là 200.000 đồng/người. Trường hợp làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài lấy cùng lúc từ ba phiếu trở lên trong cùng một lần thì từ phiếu thứ ba cá nhân sẽ phải nộp thêm mức phí là 5.000 đồng/phiếu để bù đắp chi phí in ấn.

Nhận kết quả

Sau khi nộp hồ sơ và lệ phí yêu cầu làm phiếu lý lịch tư pháp, cá nhân đó sẽ nhận lại phiếu hẹn trả kết quả. Theo đúng thời gian trong giấy hẹn, người nộp hồ sơ chỉ cần đến và lấy kết quả. Lưu ý khi lấy kết quả cần đọc kỹ lại thông tin để kiểm tra xem đã khớp với thực tế chưa. 

Nếu như thông tin chưa khớp thì người nhận phải nhanh chóng phản ánh với cán bộ trả hồ sơ để được sửa lại. Trong trường hợp thông tin chưa chính xác và đã lấy phiếu lý lịch về nhà thì người nhận kết quả có thể phản ánh lại, thậm chí khởi kiện để yêu cầu đính chính lại thông tin.

Làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài thế nào tiết kiệm thời gian?

Toàn bộ quá trình làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài theo phương thức nộp hồ sơ trực tiếp kéo dài tối đa là 15 ngày tính từ khi cơ quan tư pháp nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Tuy nhiên không phải ai cũng chờ được thời gian dài như vậy. Nhất là khi thực hiện thủ tục còn phải tính thêm khoảng thời gian chuẩn bị hồ sơ, hồ sơ bị trả lại…

Vậy phải làm thế nào để nhận được kết quả phiếu lý lịch tư pháp nhanh chóng và hợp pháp? Đối với đối tượng đặc biệt như người nước ngoài thì phương thức an toàn và nhanh chóng nhất là nhiều đến sự hỗ trợ của đơn vị cung cấp dịch vụ làm giấy lý lịch tư pháp.

Đơn vị cung cấp dịch vụ làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài sẽ hỗ trợ khách hàng thông qua việc tư vấn chi tiết, hướng dẫn cụ thể về thủ tục, nộp hồ sơ cho đến trả kết quả… Đơn cử như tại Lylichtuphap.net khách hàng ở bất cứ đâu cũng có thể nộp hồ sơ trực tuyến, nhận kết quả tại nhà qua đường chuyển phát. Thủ tục chỉ kéo dài từ 1 đến 5 ngày tính từ khi khách hàng nộp hồ sơ với mức chi phí phải chăng.

Quý vị quan tâm có thể liên hệ tới Lylichtuphap.net qua hotline 0904.889.859 ( Ms.Hoa ) để được nhận tư vấn miễn phí nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN