Lý lịch tư pháp là một trong những nguồn thông tin rất quan trọng, qua đó đánh giá tư cách đạo đức của cá nhân (chứng minh cá nhân có hay không có tiền án). Những thông tin lý lịch tư pháp về cá nhân được cung cấp dưới hình thức Phiếu lý lịch tư pháp (số 1 hoặc số 2) và được lưu trữ theo quy định pháp luật. Vậy muốn làm lý lịch tư pháp ở đâu? Tại sao lại có 2 loại phiếu lý lịch tư pháp? Thủ tục gì để xin phiếu lý lịch tư pháp. Cùng chúng tôi giải đáp tất cả thắc mắc trên trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
>>> Xem thêm:
♦ Muốn làm lý lịch tư pháp cần những gì?
♦ Hướng dẫn lý lịch tư pháp số 2

Muốn làm lý lịch tư pháp ở đâu?
Lý lịch tư pháp là gì?
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định thì Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã khi bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Theo khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định: “Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản”.
Vậy muốn làm lý lịch tư pháp ở đâu?
Theo Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp:
“1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
- a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
- b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
- Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
- a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
- b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
- c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.”
Bạn sẽ phải nộp hồ sơ ở Sở Tư pháp nơi đang cư trú nếu bạn đang ở Việt Nam. Trường hợp bạn là người đã từng ở Việt Nam nhưng muốn xin Phiếu lý lịch tư pháp thì nộp hồ sơ trực tiếp ở Trung tâm lý lịch tư pháp của quốc gia (Địa chỉ: Tầng 6 – Nhà A – Học viện Tư pháp – Phố Trần Vỹ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 04.62739492; Fax: 04.62739495).
Nếu đương đơn có hộ khẩu tại Hà Nội thì có thể đến trực tiếp Sở Tư pháp địa chỉ: Số 221 Trần Phú, phường Văn Quán, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội để nộp đơn xin cấp phiếu lý lịch tư pháp. Điện thoại: 024.33120878; Fax: 024. 33546157
Nếu đương đơn có hộ khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh Nội thì có thể đến trực tiếp Sở Tư pháp, địa chỉ: 141-143 Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh để nộp đơn xin cấp phiếu lý lịch tư pháp. Điện thoại: (+028) 3829 7052; Fax: (+848) 3824 3155
Nếu bạn có hộ khẩu ở tỉnh nhưng không tiện về địa phương và thắc mắc trường hợp này muốn làm lý lịch tư pháp ở đâu thành phố Hồ Chí Minh. Thì bạn có thể nhờ người thân hỗ trợ làm và gửi lên. Trường hợp không có người thân hỗ trợ thì bạn có thể đến trực tiếp Quầy số 2 , Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh – 125 Công xã Paris, Quận 1 để được hỗ trợ làm phiếu lý lịch tư pháp.
Sự khác nhau giữa phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2
– Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật lý lịch tư pháp năm 2009:
“1. Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”.
Trong phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ được ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu
– Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật lý lịch tư pháp năm 2009 và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình:
“2. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử”.
Phiếu ghi đầy đủ các án tích, cả án tích chưa được xóa lẫn án tích đã được xóa; thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Một số tiêu chí để phân biệt lý lịch tư pháp số 1 và số 2 như sau:
Nội dung | Phiếu lý lịch tư pháp số 1 | Phiếu lý lịch tư pháp số 2 |
Chủ thể | Cấp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam; cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội | Cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân |
Mục đích | Cấp cho cá nhân nhằm mục đích nhằm phục vụ nhu cầu đời sống thông thường như làm hồ sơ xin việc, làm giấy phép lao động…
Cấp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản lý nhân sự, các hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. |
Cấp cho cơ quan tố tụng nhằm mục đích phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử
Cấp theo yêu càu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình. |
Nội dung | Trong phần án tích phiếu chỉ ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa.
Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào phiếu khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu |
Trong phần án tích phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa.
Ghi đầy đủ thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã |
Ủy quyền | Cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 | Cá nhân phải tự mình, không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 |
Hồ sơ thủ tục lý lịch tư pháp bao gồm:
- 01 bản khai yêu câu cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu có sẵn
- 01 bản sao công chứng GCMN hoặc hộ chiếu
- 01 bản sao công chứng sổ hộ khẩu hoặc là giấy xác nhận thường trú, tạm trú được cơ quan nhà nước xác nhận
Tất cả những giấy tờ này, nộp cho cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin phiếu lý lịch tư pháp.
Làm thế nào để được cấp phiếu lý lịch tư pháp nhanh, hiệu quả?
Lylichtuphap.net là đơn vị hàng đầu trong tư vấn, thực hiện thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp uy tín.
Đến với chúng tôi quý khách sẽ được hưởng các lợi ích sau:
- Tư vấn thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp
- Bạn được cắt giảm tất cả các khâu trung gian.
- Hồ sơ của các bạn được xử lý nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí.
- Đội ngũ tư vấn là những nhân viên chuyên nghiệp, chính xác, hoạt động 24/24.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về thắc mắc muốn làm lý lịch tư pháp ở đâu để bạn đọc tham khảo. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé. Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi: Hotline: 0904.889.859 ( Ms.Hoa ) – .