Home Thông Tin Lý lịch tư pháp làm hộ được không?

Lý lịch tư pháp làm hộ được không?

by Phạm Huyền
301 views

Khi làm phiếu lý lịch tư pháp, không ít cá nhân không thể tự mình thực hiện thủ tục này. Do vậy, một câu hỏi lớn được đặt ra: lý lịch tư pháp làm hộ được không? Hãy cùng Lichtuphap.net chúng tôi làm rõ băn khoăn này thông qua nội dung bài viết dưới đây:

>>> Xem thêm:

♦        Xác minh lý lịch tư pháp để làm gì?

♦        Khi nào cần lý lịch tư pháp?

Lý lịch tư pháp làm hộ được không?

Lý lịch tư pháp làm hộ được không?

Bạn hiểu lý lịch tư pháp là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, lý lịch tư pháp chính là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhận chức vụ, thành lập, quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp khi hợp tác xã, doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản. 

Đây là một loại tài liệu được gọi tắt là phiếu do Sở Tư pháp hy Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cung cấp. Trên phiếu này sẽ cung cấp các thông tin chứng minh một người đã từng bị phạt tù hay chưa; có đang bị cấm hoặc không bị cấm đảm nhiệm các chức vụ hay thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp chúng bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Liệu lý lịch tư pháp làm hộ được không, cùng theo dõi tiếp nội dung nhé.

Các loại lý lịch tư pháp hiện nay? Lý lịch tư pháp làm hộ được không?

Không chỉ có một loại phiếu lý lịch tư pháp mà theo quy định tại Điều 41 của Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, có hai phiếu lý lịch tư pháp là phiếu số 1 và phiếu số 2.

Phiếu lý lịch tư pháp số 1

Lý lịch tư pháp số 1 là loại giấy tờ sử dụng cho mọi cá nhân, cơ quan tổ chức có liên quan

  • Đối tượng được cấp:

(i) Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc hiện tại đang cư trú ở tại Việt Nam có quyền yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp của mình;

(ii) Các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội hay các tổ chức chính trị có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ cho quá trình quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập và quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp.

  • Nội dung của phiếu lý lịch tư pháp số 1:

(i) Họ, tên, ngày sinh, giới tính, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu đang còn hiệu lực;

(ii) Tình trạng án tích của người đề nghị cấp (khác so với phiếu lý lịch tư pháp số 2);

(iii) Thông tin về việc cấm đảm nhiệm các chức vụ, thành lập, quản lý hợp tác xã hoặc doanh nghiệp.

Về ủy quyền: Được ủy quyền cho người khác làm thủ tục.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2

  • Đối tượng được cấp: cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố và xét xử.
  • Nội dung của phiếu lý lịch tư pháp số 2:

(i) Họ, tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu còn hiệu lực;

(ii) Tình trạng án tích (khác so với phiếu lý lịch tư pháp số 1);

(iii) Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý hợp tác xã hoặc doanh nghiệp.

Về ủy quyền: Không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục.

Các trường hợp được nhờ người làm hộ lý lịch tư pháp

Trong các trường hợp mà cá nhân không tự mình đến xin cấp phiếu lý lịch tư pháp được thì cần phải có Văn bản ủy quyền có công chứng để Ủy quyền cho người khác đi làm hộ phiếu lý lịch tư pháp. Người xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 mới được phép ủy quyền cho người  khác; Người xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 phải trực tiếp xin cấp. Tuy nhiên, các trường hợp người ủy quyền là cha, mẹ ,vợ, chồng, anh, chị, em thì không cần văn bản ủy quyền.

Lý lịch tư pháp có làm hộ được không?

Luật Lý lịch tư pháp hiện hành đề cập đến trường hợp cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm lý lịch tư pháp như sau:

– Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

– Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Theo đó, trường hợp cá nhân  ủy quyền cho người thân làm lý lịch tư pháp chỉ áp dụng đối với yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1. Ngoài ra, khi thực hiện cấp phiếu trong trường hợp này không cần thiết văn bản ủy quyền đối với các chủ thể là người thân sau: cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp phiếu.

Đồng nghĩa, các chủ thể còn lại thuộc đối tượng người thân thích ( khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định : “ Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời” ) buộc phải làm văn bản ủy quyền thì việc cá nhân ủy quyền họ mới trở nên hợp pháp theo pháp luật quy định.

Từ đây, ta xác định những tài liệu cần phải chuẩn bị trong hồ sơ xin lý lịch tư pháp ở trường hợp này là:

– Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp theo các mẫu số 03, 04 được ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT – BTP.

– Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

– Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

– Văn bản ủy quyền trong trường hợp người ủy quyền không phải cha, mẹ, chồng, vợ, con của người được cấp phiếu.

Cụ thể:

Trường hợp người ủy quyền làm lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, anh chị em

Trong các trường hợp trên , các giấy từ cân mang theo yêu cầu của pháp luật bao gồm :

– Giấy xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1

– Bản chụp CMND hoặc hộ chiếu hoặc căn cước của người xin làm.

– Bản chụp Sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú, tạm trú do công an xã , phường thị trấn xác nhận.

Lưu ý: khi đi người được ủy quyền mang theo giấy tờ tùy thân như CMND/hộ chiếu/ thẻ căn cước.

Trường hợp người ủy quyền làm lý lịch tư pháp không phải người nhà

Đối với các trường hợp nhờ bạn bè , người quen hay bất kỳ ai nhưng không có quan hệ ruột thịt :

Các loại giấy tờ vẫn như trên , chỉ bổ sung thêm văn bản ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật.

Theo khoản 1, 2 điều điều 2 NĐ 75/2000/NĐ-CP về công chứng , chứng thực : giấy ủy quyền được xác nhận , chứng thực  tại Phòng công chứng.

Địa điểm để đi xin giúp phiếu lý lịch tư pháp: Sở tư pháp ở nơi bạn đang thường trú.

Thời hạn như sau : 10 ngày  làm việc bắt đầu khi xin giấy cấp lý lịch tư pháp. Trường hợp cư trú ở nhiều nơi khác nhau  có thể kéo dài hơn nhưng không quá 15 ngày làm việc.

Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì bạn hoàn toàn có thể nhờ người nhà yêu cầu cấp phiểu lý lịch tư pháp, nếu người nhà là cha, mẹ, vợ, chồng, con của bạn thì bạn sẽ không cần làm văn bản ủy quyền, nếu không phải những người này thì bạn cần phải có văn bản ủy quyền mới có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật.

Tóm lại, nếu xin lý lịch tư pháp số 1 thì bạn có thể nhờ làm hộ, còn phiếu số 2 thì không được phép làm hộ.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về thắc mắc lý lịch tư pháp làm hộ được không?. Hy vọng bài viết trên hữu ích đối với bạn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN