Thông tin tư pháp của một cá nhân rất quan trọng đặc biệt là khi họ đảm nhiệm một công việc, chức vụ nhất định. Việc hiểu rõ lý lịch tư pháp là gì rất quan trọng đối với mỗi cá nhân để chứng minh cá nhân có án tích hay không, được đảm nhiệm chức vụ trong doanh nghiệp, hợp tác xã không. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các nội dung liên quan đến lý lịch tư pháp. Hãy cùng Viện Xây dựng tìm hiểu vấn đề lý lịch tư pháp là gì và cần làm những thủ tục gì để được cấp giấy lý lịch tư pháp.

Lý Lịch Tư Pháp là gì
Lý lịch tư pháp là gì?
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định: “Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản”.
Theo đó, lý lịch tư pháp được lập ra với mục đích: chứng minh cá nhân có án tích hay không, có bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã khi doanh nghiệp và hợp tác xã bị tòa án tuyên bố phá sản không.
Đồng thời, hỗ trợ pháp lý trong các hoạt động tố tụng hình sự, xác định được tình trạng của một cá nhân đã được xóa án tích hay chưa, theo quy định của luật tố tụng hình sự. Góp phần quản lý, nâng cao công tác nhân sự trong các doanh nghiệp, hợp tác xã.
Tất cả các thông tin lý lịch tư pháp sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thể hiện tại “phiếu lý lịch tư pháp”. Vậy lý lịch tư pháp là gì?
Theo khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định: “Phiếu lý lịch tư pháp” là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu cấp và có giá trị chứng minh cá nhân có án tích hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, không bị cấm thành lập hay cấm quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản theo quy định pháp luật doanh nghiệp.
Thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp là gì được cụ thể tại Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định:
- Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
- a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
- b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
- Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
- a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
- b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
- c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
- Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.
Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Theo Điều 45, 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp gồm:
Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1
Sau khi đã hiểu rõ lý lịch tư pháp là gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp vậy thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 được quy định ra sao?
- Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:
- a) Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
- b) Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:
- a) Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
- b) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
- Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
- Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật này khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này.
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2
- Cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ thông tin về cá nhân đó theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này.
Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 của Luật này; trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Dịch vụ thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp của Viện Xây dựng
- Lắng nghe, nắm bắt thông tin của khách hàng, vướng mắc khách hàng cần được giải quyết;
- Tư vấn sơ bộ về thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp giúp khách hàng hình dung được nội dung công việc mà Viện Xây dựng sẽ làm nếu như hai bên ký hợp đồng dịch vụ (hợp đồng ủy quyền);
- Báo giá dịch vụ qua email hoặc phương thức khác cho khách hàng;
- Sau khi nhận được phản hồi của khách hàng Viện Xây dựng tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất. Khách hàng phải cung cấp tài liệu cần thiết cho thực hiện thủ tục theo yêu cầu của Viện Xây dựng;
- Bàn giao kết quả là phiếu lý lịch tư pháp cho khách hàng;
- Trả giấy tờ khách hàng đã cung cấp cho Viện Xây dựng trong quá trình làm thủ tục;
- Hỗ trợ tư vấn vướng mắc pháp lý sau khi nhận phiếu lý lịch tư pháp.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về lý lịch tư pháp là gì và thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn miễn phí nhé.