Hiện nay, phiếu lý lịch tư pháp hẳn không còn xa lạ đối với nhiều người nhưng không phải ai cũng biết Phiếu lý lịch tư pháp là gì và Phiếu lý lịch tư pháp được dùng với mục đích ra sao? Cùng Lylichtuphap.net tìm câu trả lời thông qua bài viết về vấn đề lý lịch tư pháp dùng để làm gì.
>>> Xem thêm:
♦ Làm lý lịch tư pháp Grab ở đâu?
♦ Hộ khẩu tỉnh làm lý lịch tư pháp ở đâu?

Lý lịch tư pháp dùng để làm gì
Lý lịch tư pháp là gì?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, lý lịch tư pháp chính là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập hay quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp trong trường hợp mà hợp tác xã, doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Có thể thấy đây là một loại tài liệu ( phiếu) do Sở Tư pháp (hay Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia) cung cấp. Trên phiếu này sẽ cung cấp các thông tin chứng minh một người có hay không có bản án, các án tích hay các quyết định xử phạt của Tòa án; có đang bị cấm hoặc không bị cấm đảm nhiệm các chức vụ hay thành lập, quản lý doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Lý lịch tư pháp dùng để làm gì?
lý lịch tư pháp dùng để làm gì? Phiếu lý lịch tư pháp là loại tài liệu dùng để chứng minh cá nhân là người có hay không có những án tích.
Bởi vì điều này sẽ ảnh hưởng đến việc một cá nhân có thể hay không thể đảm nhiệm chức vụ, thành lập hay quản lý hợp tác xã hoặc doanh nghiệp trong trường hợp mà hợp tác xã hay doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản.
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành và trên thực tế, lý lịch tư pháp thường được dùng để:
- Chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có được đảm nhiệm chức vụ, thành lập hay quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp;
- Hỗ trợ cho các hoạt động thống kê tư pháp hình sự và hoạt động tố tụng hình sự;
- Ghi nhận việc xóa án tích của cá nhân, tạo điều kiện để người đã bị kết án có thể quay lại cuộc sống bình thường, tái hòa nhập cộng đồng nhanh chóng, đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ khác;
- Giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong công tác quản lý nhân sự.
Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan nào có thẩm quyền cấp?
Hiện nay pháp luật quy định có hai cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp đó là Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp theo Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009. Mỗi cơ quan có thẩm quyền riêng và thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong từng trường hợp cụ thể:
Thứ nhất, Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho các trường hợp sau:
+ Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
+ Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
+ Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
Thứ hai, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp các trường hợp sau:
+ Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
+ Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
Trong đó, Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.
Người có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Sau khi hiểu rõ lý lịch tư pháp dùng để làm gì những người có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm cả tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước cụ thể:
– Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
– Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
– Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Các loại lý lịch tư pháp hiện nay
Hiện không chỉ có một loại phiếu lý lịch tư pháp mà theo quy định tại Điều 41 của Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, có hai phiếu lý lịch tư pháp là phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2.
Phiếu lý lịch tư pháp số 1
Lý lịch tư pháp số 1 là một loại giấy tờ sử dụng cho mọi cá nhân, cơ quan tổ chức có liên quan
- Đối tượng được cấp bao gồm:
- Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc là đang cư trú ở tại Việt Nam có quyền yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp của mình;
- Các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức chính trị có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp để thực hiện phục vụ cho công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập và quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp.
- Nội dung phiếu lý lịch tư pháp số 1 gồm:
- Họ, tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu còn hiệu lực;
- Tình trạng án tích (khác với phiếu lý lịch tư pháp số 2);
- Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý hợp tác xã hoặc doanh nghiệp.
- Ủy quyền: Được ủy quyền cho người khác làm thủ tục.
Phiếu lý lịch tư pháp số 2
- Đối tượng được cấp: cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố và xét xử.
- Nội dung phiếu lý lịch tư pháp số 2 gồm:
- Họ, tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu còn hiệu lực;
- Tình trạng án tích (khác với phiếu lý lịch tư pháp số 1);
- Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý hợp tác xã hoặc doanh nghiệp.
- Ủy quyền: Không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục.
Làm lý lịch tư pháp mất bao lâu?
Phiếu lý lịch tư pháp là loại phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Theo quy định tại Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì:
“1. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 15 ngày.
- Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.”
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, nếu trường hợp đặc biệt khác thì thời hạn không quá 15 ngày.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thắc mắc lý lịch tư pháp dùng để làm gì. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn.