Home Thông Tin Lý lịch tư pháp có thời hạn bao nhiêu lâu?

Lý lịch tư pháp có thời hạn bao nhiêu lâu?

by Phạm Huyền
333 views

Có nhiều người thắc mắc lý lịch tư pháp có thời hạn bao nhiêu lâu. Có thể thấy, cho đến nay, thời hạn của phiếu lý lịch tư pháp vẫn chưa được quy định rõ ràng, thống nhất mà chủ yếu phụ thuộc vào quy định trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật liên quan và phụ thuộc vào các quyết định của cơ quan, tổ chức có nhu cầu xác minh tình trạng lý lịch tư pháp của cá nhân đó. Cùng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này thông qua nội dung bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm:

♦        Lý lịch tư pháp làm online được không?

♦        Lý lịch tư pháp có hiệu lực trong bao lâu?

Lý lịch tư pháp có thời hạn bao nhiêu lâu?

Lý lịch tư pháp có thời hạn bao nhiêu lâu?

Thời hạn sử dụng của Phiếu lý lịch tư pháp là gì?

Thời hạn sử dụng của Phiếu lý lịch tư pháp hay nói cách khác là lý lịch tư pháp có thời hạn bao nhiêu lâu đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm.

Có thể lý giải rằng hiệu lực của Phiếu lý lịch tư pháp chính là khoảng thời gian mà Phiếu này có giá trị sử dụng lưu hành. Khi hết thời gian đó thì Phiếu coi như hết giá trị sử dụng và sẽ phải xin cấp lại khi có nhu cầu.

Vậy xét về mặt thời hạn, phiếu lý lịch tư pháp có thời hạn bao nhiêu lâu?

Thời hạn phiếu lý lịch tư pháp của Việt Nam cho đến nay vẫn chưa được quy định rõ ràng, thống nhất mà vẫn phải phụ thuộc vào quy định trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật liên quan và phụ thuộc quyết định của cơ quan, tổ chức có nhu cầu xác minh về tình trạng lý lịch tư pháp của cá nhân đó.

Luật quốc tịch

Điều 20, 24, 28 Luật này quy định thì Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của bên nước ngoài cấp đối với khoảng thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không được phép quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.

Tại Điều 5 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP quy định 

Luật công chứng 2014 và Luật Luật sư

Tại khoản 2 Điều 2 Luật Công chứng 2014 và khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012 quy định về hồ sơ để được bổ nhiệm và cấp chứng chỉ hành nghề có yêu cầu cung cấp phiếu lý lịch tư pháp. Tuy nhiên lại không quy định lý lịch tư pháp có thời hạn trong bao nhiêu lâu

Bên cạnh đó, một số cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam cũng có quy định về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp khi giải quyết yêu cầu xin cấp thị thực.

Chẳng hạn như: Lãnh sự quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ quy định các đương đơn xin thị thực nhập cảnh từ 16 tuổi trở lên cần phải nộp Phiếu ý lịch tư pháp có giá trị được cấp trong vòng một năm (đăng trên Website Tổng lãnh sự Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh).

Như vậy, hiệu lực của lý lịch tư pháp hiện nay không được quy định rõ ràng, thống nhất mà phụ thuộc vào quy định trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật khác nhau và phụ thuộc vào ý chí của cơ quan, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về tình trạng án tích của đương sự. 

Do đó, cần quy định thống nhất về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp, việc xác định thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp một cách khách quan, khoa học, phù hợp rất cần thiết, tránh những bất cập cũng như để áp dụng pháp luật thống nhất.

Một số câu hỏi thường gặp về xin cấp lý lịch tư pháp

Trong quá trình thực hiện chúng ta thường gặp một số các vướng mắc sau:

Có cấp lý lịch tư pháp cho người đã chết hay không?

Căn cứ Điều 7, Điều 45, Điều 46 Luật LLTP, quy định về quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP của công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam và thủ tục yêu cầu cấp Phiếu LLTP không có quy định về việc cấp cấp Phiếu LLTP cho người đã chết. Hơn nữa, theo quy định tại Điểm g, Khoản 1, Điều 13, Khoản 3 Điều 20 và Điểm a Khoản 1, Điều 24 Thông tư số 06/2013/TT-BTP ngày 06/02/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác Cơ sở dữ liệu LLTP, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu LLTP (Trung tâm LLTP quốc gia và Sở Tư pháp) không lập LLTP của người đã chết, trường hợp đã lập LLTP thì thực hiện tiêu hủy theo quy định. 

Theo các quy định nêu trên, Sở Tư pháp không thực hiện cấp Phiếu LLTP cho người đã chết.

Trường hợp không xác định được nơi thường trú, tạm trú thì ai cấp Phiếu lý lịch tư pháp?

– Trường hợp là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp nhưng không có giấy xác nhận tạm trú mà chỉ có dấu xác nhận của cơ quan xuất nhập cảnh tại hộ chiếu, thị thực rời thì Sở Tư pháp hướng dẫn những người này nộp Hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP tại Trung tâm LLTP quốc gia để thực hiện việc cấp Phiếu LLTP.

– Trường hợp là công dân Việt Nam trong quá trình cư trú, thay đổi cư trú nhiều nơi đã thực hiện tách hộ khẩu nhưng vì nhiều lý do chưa có hộ khẩu mới, bị xóa bỏ hộ khẩu cũ hoặc chưa đăng ký được nơi cư trú mới hoặc mất hộ khẩu, không có giấy xác nhận thường trú, tạm trú…thì nộp Hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP tại Trung tâm LLTP quốc gia để xem xét, giải quyết.

Hồ sơ và phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi cá nhân đồng thời yêu cầu cấp cả hai loại Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 và số 2

Trường hợp cá nhân đồng thời yêu cầu cấp hai loại Phiếu số 1 và số 2, Sở Tư pháp chỉ thụ lý 01 bộ Hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp. 

Tại Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp, mục “Yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp…” tích chọn Phiếu số 1 và số 2 và tại mục “Số lượng Phiếu Lý lịch tư pháp yêu cầu cấp…”ghi rõ số lượng của mỗi loại Phiếu.

Mức phí cấp Phiếu được tính 1 lần là 200.000đ (trường hợp được giảm là 100.000đ). 

Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu đề nghị cấp trên 02 Phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi tổ chức thu phí được thu thêm 5.000 đồng/Phiếu để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu. Số lượng phiếu được tính trên tổng hai loại Phiếu số 1.

Hồ sơ yêu cầu cấpPhiếu lý lịch tư pháp

– Đối với trường hợp đương nhiên được xóa án tích:

Sở Tư pháp nhận được hồ sơ đề nghị xóa án tích thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích của cá nhân có yêu cầu thì hướng dẫn cho những người này thực hiện thủ tục cấp Phiếu LLTP theo quy định của Luật LLTP, sau đó tiến hành xác minh và cấp Phiếu LLTP theo quy định.

Đối với những trường hợp do cá nhân chưa hiểu rõ những quy định có liên quan đến công tác xóa án tích đã có hiệu lực thi hành tại Bộ luật Hình sự 2015 và họ đã đến cơ quan Tòa án thực hiện yêu cầu cấp giấy chứng nhận xóa án tích không thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án.

Đề nghị Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan Tòa án trên địa bàn hướng dẫn cho cá nhân này đến Sở Tư pháp thực hiện yêu cầu cấp Phiếu LLTP tránh tình trạng cơ quan Tòa án nhận hồ sơ sau đó chuyển lại cho Sở Tư pháp xử lý như một số địa phương trong thời gian vừa qua.

– Đối với người không có quốc tịch:

Trong tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP của người không có quốc tịch, Sở Tư pháp có thể tiếp nhận Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của những người không có quốc tịch này để thay thế chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu 

(Theo quy định tại  Khoản 3, Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại nước đó và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận).

– Đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng:

Đối với trường hợp là quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Sở Tư pháp tiếp nhận Giấy chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thay cho chứng minh nhân dân và Giấy xác nhận nhân khẩu tập thể của đơn vị nơi đóng quân thay cho sổ hộ khẩu.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thắc mắc lý lịch tư pháp có thời hạn bao nhiêu lâu. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN