Home Thông Tin Lý lịch tư pháp có lấy hộ được không?

Lý lịch tư pháp có lấy hộ được không?

by Phạm Huyền
1k views

Trong trường hợp bạn đã làm Phiếu lý lịch tư pháp và đang trong thời gian chờ nhận kết quả. Tuy nhiên bạn lại có công việc phải đi xa nhà nên không thể đi lấy được. Vậy để trả lời cho thắc mắc lý lịch tư pháp có lấy hộ được không ? Cùng Lylichtuphap.net tham khảo bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm:

♦        Lý lịch tư pháp có thời hạn bao nhiêu lâu?

♦        Lý lịch tư pháp làm online được không?

Lý lịch tư pháp có lấy hộ được không?

Lý lịch tư pháp có lấy hộ được không?

Lý lịch tư pháp là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, lý lịch tư pháp chính là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhận chức vụ, thành lập, quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp khi hợp tác xã, doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản. 

Đây là một loại tài liệu được gọi tắt là phiếu do Sở Tư pháp hy Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cung cấp. Trên phiếu sẽ có các thông tin chứng minh một người đã từng bị phạt tù hay chưa; có đang bị cấm hoặc không bị cấm đảm nhiệm các chức vụ hay thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp chúng bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Phiếu lý lịch tư pháp là loại phiếu do cơ quan chức năng quản lý dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh vào thời điểm xin cấp, cá nhân đó có án tích hay không, có được đảm nhiệm chức vụ, thành lập quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã khi doanh nghiệp/hợp tác xã bị tòa án tuyên bố phá sản hay không.

Phiếu lý lịch tư pháp được quy định thành 02 loại: phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Phiếu lý lịch tư pháp do ai cấp?

Có hai cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp là Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp

– Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho các đối tượng sau:

+ Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

+ Công dân Việt Nam hiện tại đang cư trú ở nước ngoài;

+ Người nước ngoài theo Luật Quốc tịch đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam.

– Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia  cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho các đối tượng dưới đây:

+ Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

+ Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

Người có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, lý lịch tư pháp có lấy hộ được không?

– Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.

– Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

– Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Lý lich tư pháp có lấy hộ được không?

Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. còn phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thay. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

Thủ tục ủy quyền cho người khác đi xin cấp thay như thế nào?

Thủ tục ủy quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thay được thực hiện như sau:

+ Người được ủy quyền nộp tờ khai theo mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kèm theo các giấy tờ như chứng minh nhân dân, hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

+ Giấy uỷ quyền có công chứng,chứng thực tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn còn người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

Sau đó, nộp hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp tại tư pháp hoặc trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia

Thời hạn cấp thông thường là từ 10 đến 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Lệ phí cấp khoảng 100-200.000 đồng trừ trường hợp được miễn lệ phí theo quy định.

Tóm lại, để trả lời cho thắc mắc lý lịch tư pháp có lấy hộ được không thì theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật lý lịch tư pháp, cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1.

Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

Khoản 2 Điều 46 của Luật này quy định trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Theo đó, nếu bạn có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì bạn có thể làm thủ tục ủy quyền cho người khác đến Cơ quan cấp phiếu để lấy Phiếu lý lịch tư pháp hoặc nhờ cha, mẹ, vợ, chồng, con lấy hộ. 

Khi đến lấy Phiếu lý lịch tư pháp người được ủy quyền xuát trình Phiếu hẹn, giấy ủy quyền và chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân. 

Nếu người đến lấy Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của bạn thì thay giấy ủy quyền bằng giấy tờ chứng minh mối quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con (giấy khai sinh của bạn nếu người đến lấy Phiếu lý lịch tư pháp là cha mẹ bạn, giấy đăng ký kết hôn nếu người đến lấy Phiếu lý lịch tư pháp là vợ, chồng bạn, giấy khai sinh của con bạn nếu người đến lấy Phiếu lý lịch tư pháp là con bạn).

Trong trường hợp bạn yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì chỉ mình bạn mới được lấy Phiếu lý lịch tư pháp. Vì vậy, bạn có thể đến lấy Phiếu lý lịch tư pháp sau khi bạn về hoặc yêu cầu Sở Tư pháp gửi Phiếu lý lịch tư pháp về địa chỉ mà bạn có thể nhận Phiếu.

Lưu ý: Căn cứ Điều 7, Điều 45, Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp (LLTP), quy định về quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP của công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam và thủ tục yêu cầu cấp Phiếu LLTP không có quy định về việc cấp cấp Phiếu LLTP cho người đã chết. 

Hơn nữa, theo quy định tại Điểm g, Khoản 1, Điều 13, Khoản 3 Điều 20 và Điểm a Khoản 1, Điều 24 Thông tư số 06/2013/TT-BTP ngày 06/02/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác Cơ sở dữ liệu LLTP, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu LLTP (Trung tâm LLTP quốc gia và Sở Tư pháp) không lập LLTP của người đã chết, trường hợp đã lập LLTP thì thực hiện tiêu hủy theo quy định. 

Theo các quy định nêu trên, Sở Tư pháp không thực hiện cấp Phiếu LLTP cho người đã chết. Do vậy trường hợp có ai nhờ bạn xin hộ lý lịch tư pháp cho một người đã chết thì bạn cần nói rõ quy định này để tránh mất thời gian và tình cảm hai bên.

Trên đây là toàn bộ thông tin chúng tôi cung cấp về thắc mắc lý lịch tư pháp có lấy hộ được không. Hy vọng bài viết trên hữu ích đối với bạn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN