Nhiều người hiện lo sợ phiếu lý lịch tư pháp đã cấp sẽ hết hạn mà không biết . Vậy lý lịch tư pháp có hạn bao lâu? Cùng Lylichtuphap.net tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé.
>>> Xem thêm:
♦ Lý lịch tư pháp làm hộ được không?
♦ Xác minh lý lịch tư pháp để làm gì?

Lý lịch tư pháp có hạn bao lâu?
Lịch sử của lý lịch tư pháp là gì?
Lý lịch tư pháp là gì? lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu đang là băn khoăn của rất nhiều người, đặc biệt là người đang có nhu cầu xin cấp loại phiếu lý lịch này.
Ở Việt Nam, trước khi có Luật Lý lịch tư pháp, khái niệm “lý lịch tư pháp” được hiểu một cách chung nhất là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng một hoặc các bản án hình sự có hiệu lực pháp luật của Toà án và tình trạng thi hành bản án đó.
Tại điểm 1 phần I Thông tư liên tịch Bộ Tư pháp – Bộ Công an số 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 08 tháng 02 năm 1999 quy định việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp quy định “Phiếu lý lịch tư pháp là loại Phiếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm 5 mục I của Thông tư này, cấp cho người có yêu cầu nhằm xác nhận người đó có hoặc không có tiền án”.
Đến khi Luật lý lịch tư pháp ra đời thì thuật ngữ lý lịch tư pháp được hiểu là: lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ theo quy định pháp luật, thành lập doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp bị Tòa tuyên bố phá sản.
Như vậy, khái niệm lý lịch tư pháp không chỉ bao gồm các thông tin liên quan đến bản án hình sự mà còn bao gồm các thông tin liên quan đến các quyết định của Toà án về cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ trong doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo theo quy định của Luật Phá sản.
Có mấy loại phiếu lý lịch tư pháp
Theo quy định tại Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp, hiện có 2 loại Phiếu lý lịch tư pháp:
(i) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp theo yêu cầu của công dân Việt Nam, người nước ngoài đã từng cư trú hoặc hiện nay đang cư trú tại Việt Nam và cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị hay tổ chức chính trị – xã hội để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp hay hợp tác xã.
(ii) Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp cho cá nhân theo yêu cầu của họ để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
Thẩm quyền cấp lý lịch tư pháp
Tại Điều 44 Luật lý lịch tư pháp năm 2009 quy định:
“Điều 44. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp
- Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây: a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
- Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây: a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước; b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài; c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
- Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.
Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định“.
Như vậy, căn cứ theo Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009, thẩm quyền cấp phiếu được trao cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp.
Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia
Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia là cơ quan sẽ có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp trong những trường hợp sau đây:
- Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc là nơi tạm trú;
- Người nước ngoài đã cư trú ở tại Việt Nam.
Sở Tư pháp
Còn Sở Tư pháp sẽ có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp trong những trường hợp sau đây:
- Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
- Công dân Việt Nam mà đang cư trú ở nước ngoài;
- Người nước ngoài mà đang cư trú ở tại Việt Nam.
Vậy lý lịch tư pháp có hạn bao lâu?
Gần đây vấn đề lý lịch tư pháp có hạn bao lâu đang được nhiều người bàn tán xôn xao.
Hiện nay, căn cứ theo các quy định của pháp luật về vấn đề liên quan đến lý lịch tư pháp thì không thấy có một thời hạn cụ thể rõ ràng và thống nhất chung cho phiếu lý lịch.
Thời hạn của phiếu lý lịch tư pháp sẽ phụ thuộc vào trong các trường hợp nào cần thiết sử dụng phiếu lý lịch tư pháp, pháp luật liên quan sẽ quy định cụ thể về thời hạn để có thể sử dụng được phiếu lý lịch tư pháp ấy.
Chúng tôi có thể hỗ trợ một số thông tin về các trường hợp cụ thể với các thời hạn sử dụng phiếu lý lịch tư pháp như sau:
Căn cứ theo Điều 20, Điều 24 và Điều 28 thì trong trường hợp mà cần phiếu lý lịch tư pháp để bổ sung vào trong hồ sơ xin nhập quốc tịch, thôi quốc tịch hoặc trở lại quốc tịch Việt Nam thì cần phải có phiếu lý lịch tư pháp đã được cấp với thời gian không quá 90 ngày.
Căn cứ theo Điều 5 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP thì khi cần phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ xin nhận nuôi con nuôi sẽ được quy định thời hạn cụ thể như sau:
– Phiếu lý lịch tư pháp đã được cấp không quá 6 tháng được tính đến ngày nộp hồ sơ xin con nuôi ở tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Phiếu lý lịch tư pháp đã được cấp không quá 12 tháng đối với người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài, tính đến ngày nộp hồ sơ xin con nuôi ở tại Cục Con nuôi.
– Phiếu lý lịch tư pháp của người đang đứng đầu của tổ chức con nuôi ở nước ngoài sẽ có giá trị sử dụng cụ thể không quá 6 tháng được tính đến ngày thực hiện nộp hồ sơ ở Cục Con nuôi.
Đối với hồ sơ để thực hiện bổ nhiệm công chứng viên tuy cần phiếu lý lịch tư pháp nhưng cũng không đề cập và quy định về thời hạn sử dụng của phiếu lý lịch tư pháp. Và trong vấn đề tuyển công chức ở các cơ quan hiện nay, tuy thành phần hồ sơ cũng có quy định về phiếu lý lịch tư pháp nhưng cũng không quy định về thời hạn cụ thể của phiếu lý lịch tư pháp này.
Đối với cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài được đặt ở tại Việt Nam, thì có một số cơ quan cũng yêu cầu về thời hạn cụ thể xin phiếu lý lịch tư pháp để làm hồ sơ xin cấp thị thực. Cụ thể như Lãnh sự quán của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đối với việc xin thị thực để nhập cảnh có độ tuổi từ 16 tuổi trở lên thì khi làm hồ sơ phải nộp phiếu lý lịch tư pháp đã được cấp trong vòng 1 năm tính đến ngày nộp hồ sơ.
Như vậy, tùy thuộc vào ý muốn của các cơ quan, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về tình trạng án tích của đương đơn mà có những quy định khác nhau về lý lịch tư pháp có hạn bao lâu. Nhưng trong thời gian tới, chúng tôi nhận thấy cần phải có những quy định thống nhất về thời hạn sử dụng của Phiếu Lý lịch tư pháp một cách khách quan, khoa học, phù hợp hơn để tránh những bất cập cũng như để áp dụng pháp luật thống nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của chúng tôi về lý lịch tư pháp có hạn bao lâu. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu bạn đọc có thắc mắc gì thêm về vấn đề này, hoặc có vướng mắc về vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0904.889.859 ( Ms.Hoa ) – để được hỗ trợ tư vấn chi tiết và cụ thể.