Làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài có nhiều điểm khác với khi làm thủ tục cho công dân Việt Nam. Người nước ngoài được cấp phiếu lý lịch tư pháp loại nào? Hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp nộp cho cơ quan nào? Thời gian giải quyết hồ sơ ra sao?
>>> Xem thêm:
♦ 3 bước nhận kết quả từ dịch vụ làm lý lịch tư pháp tại TPHCM
♦ Giải đáp làm lý lịch tư pháp ở đâu Hà Nội uy tín

Làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
Người nước ngoài được cấp phiếu lý lịch tư pháp loại nào?
Phiếu lý lịch tư pháp và giấy giờ chứng minh án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự từ tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập và quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp đơn vị đó đã bị tòa án tuyên bố phá sản.
Thủ tục làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài cho phép thực hiện với cả hai loại phiếu lý lịch tư pháp lần lượt là phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2. Trong đó:
- Nội dung của phiếu lý lịch tư pháp số 1 bao gồm tất cả án tích chưa được xóa của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp. Thông tin về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập và quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ được ghi vào trong phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi có sự yêu cầu từ cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức.
- Nội dung phiếu lý lịch tư pháp số 2 bao gồm đầy đủ thông tin về tất cả án tích dù đã được xóa hay chưa được xóa. Thông tin về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã bắt buộc phải có trong nội dung phiếu lịch tư pháp số 2.
Tất cả công dân nói chung và công dân người nước ngoài nói riêng đều có quyền được yêu cầu cấp cả hai loại phiếu lý lịch tư pháp. Trong đó đối tượng công dân người nước ngoài được quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã từng cư trú ở Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam.
Người nước ngoài làm phiếu lý lịch tư pháp ở đâu?
Không phải bất cứ công dân nào cũng làm lý lịch tư pháp ở cùng một nơi. Bộ tư pháp quy định rõ đối tượng nào phải thực hiện thủ tục ở cơ quan nào tại Điều 44, Luật lý lịch tư pháp 2009. Trường hợp làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài cũng cần tuân thủ theo đúng quy định. Cụ thể:
- Khoản 1, Điều 44, Luật lý lịch tư pháp 2009 quy định Trung tâm lý lịch tư pháp Quốc gia chịu trách nhiệm cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam. Tức là những người nước ngoài đã từng cư trú tại Việt Nam sau đó rời đi.
- Khoản 2, Điều 44, Luật lý lịch tư pháp 2009 quy định Sở tư pháp chịu trách nhiệm cấp phiếu lý lịch tư pháp cho đối tượng là người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam.
Trong đó người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải thỏa mãn được điều kiện về cư trú theo luật pháp Việt Nam. Cụ thể người nước ngoài phải có mặt ở Việt Nam tối thiểu 183 ngày trở lên trong cùng 1 năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tiếp tính từu ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam (ngày đến và ngày đi sẽ được tính là 1 ngày).
Mặt khác người nước ngoài đó phải có nơi ở thường xuyên ở Việt Nam theo đúng quy định pháp luật Việt Nam về luật cư trú hoặc đã có nhà thuê để sinh sống tại Việt Nam theo luật về nhà ở của Việt Nam với thời hạn hợp đồng thuê nhà tối thiểu 183 ngày trở lên.
Thủ tục làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
Trường hợp làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài về cơ bản giống với công dân Việt Nam. Như vậy công dân người nước ngoài có thể lựa chọn một trong số các phương thức để làm lý lịch tư pháp gồm: nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tư pháp tương ứng với từng đối tương; nộp hồ sơ qua đường bưu điện; nộp hồ sơ online hoặc sử dụng dịch vụ làm lý lịch tư pháp.
Dù sử dụng bất cứ phương thức nào thì người nước ngoài vẫn phải thực hiện theo các bước như sau:
- Kê khai thông tin theo tờ khai Mẫu số 03/2013/TT-LLTP trường hợp tự yêu cầu cấp lý lịch tư pháp hoặc mẫu số 04/2013/TT-LLTP nếu ủy quyền. Nếu như kê khai tờ khai trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử của Trung tâm lý lịch tư pháp Quốc gia thì người thực hiện sau đó phải in tờ khai.
- Chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ cơ bản gồm tờ khai yêu cầu làm lý lịch tư pháp; bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu; bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc giấy chứng nhận tạm trú; ảnh người yêu cầu cấp lý lịch tư pháp.
- Nộp hồ sơ
- Nhận kết quả.
Người không có quốc tịch làm lý lịch tư pháp thế nào?
Nếu làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài thì không khác so với công dân Việt Nam. Thế nhưng nếu đối tượng yêu cầu cấp lý lịch tư pháp là người không có quốc tịch thì sao? Trong trường hợp đó thì người này cần phải căn cứ theo quy định của Luật lý lịch tư pháp 2009. Người không có quốc tịch này cần phải gửi yêu cầu làm lý lịch tư pháp tới Sở tư pháp.
Sở tư pháp sẽ đề nghị người đó cung cấp các loại giấy tờ có giá trị đi lại quốc thế được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của một nước dành cho người không có quốc tịch cư trú tại nước sở tại và được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam chấp nhận nhằm thay thế cho hộ chiếu và Chứng minh thư nhân nhân. Quy định cụ thể có tại khoản 3, Điều 3, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Người nước ngoài không có giấy tạm trú làm lý lịch tư pháp thế nào?
Trường hợp làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài Việt Nam cư trú ở Việt Nam nhưng không có giấy xác nhận tạm trú được cấp mời cơ quan công an khó khăn về thời gian, những lý do hạn chế, vấn đề kinh phí, đi lại… phải yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp trung tâm lý lịch tư pháp Quốc gia.
Người nước ngoài trong trường hợp này phải căn cứ theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam kết hợp với công văn 10407/A27-P2 ban hành ngày 14/09/2015 của Cục quản lý xuất nhập cảnh đối với việc cấp giấy tờ xác nhận tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Người nước ngoài không được cung cấp giấy chứng nhận tạm trú chú chứng minh việc cư trú ở Việt Nam trong quá trình làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp thì thì Sở Tư pháp pháp có thể sử dụng một trong các loại giấy tờ để thay thế bao gồm:
- Thẻ thường trú;
- Thẻ tạm trú;
- Hộ chiếu đã có dấu kiểm chứng nhập cảnh, xuất cảnh;
- Chứng nhận tạm trú được cấp tại cửa khẩu;
- Chứng nhận tạm trú đã được gia hạn bởi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài cách nào nhanh nhất?
Quá trình làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài có nhiều vấn đề có thể xảy ra liên quan đến việc xuất nhập cảnh một từng đối tượng. Người nước ngoài thường không am hiểu luật Việt Nam do bất đồng ngôn ngữ nên thủ tục làm lý lịch tư pháp cũng khó khăn hơn nhiều.
Phương thức đơn giản nhất là sử dụng dịch vụ làm thế giới lịch tư pháp từ một đơn vị uy tín. Khi đó khách hàng nước ngoài sẽ được hỗ trợ kịp thời, tư vấn chi tiết, hướng dẫn thủ tục cụ thể dựa theo tình trạng thực tế của mình. Lylichtuphap.net cung cấp dịch vụ cho mọi khách hàng thông qua phương thức nộp hồ sơ online, nhận hồ sơ tại nơi giúp tiết kiệm chi phí và thời gian.
Quý vị muốn tìm hiểu chi tiết về dịch vụ của Lylichtuphap.net có thể liên hệ qua hotline 0904.889.859 ( Ms.Hoa ) để được tư vấn nhé!