Phiếu lý lịch tư pháp là hình thức của lý lịch tư pháp, phiếu này do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp. Vậy muốn làm lý lịch tư pháp mang theo gì? Cùng Lylichtuphap.net tìm hiểu vấn đề trên qua nội dung bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm:
♦ Đối tượng cần lý lịch tư pháp là ai?
♦ Muốn làm lý lịch tư pháp cần những gì?

Làm lý lịch tư pháp mang theo gì?
Ai có thẩm quyền cấp lý lịch tư pháp
Muốn biết khi làm lý lịch tư pháp mang theo gì bạn cần biết cơ quan nào có thẩm quyền cấp lý lịch tư pháp hay nói cách khác là bạn phải đến đâu để xin lý lịch tư pháp.
Theo Điều 44 Luật lý lịch tư pháp năm 2009 quy định thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp thuộc về hai cơ quan là Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp, cụ thể:
Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia
Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia sẽ có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp dưới đây:
Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc là nơi tạm trú;
Người nước ngoài đã cư trú ở tại Việt Nam.
Sở Tư pháp cấp:
Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
Công dân Việt Nam hiện tại đang cư trú ở nước ngoài;
Người nước ngoài đang cư trú hợp pháp ở tại Việt Nam.
Làm lý lịch tư pháp mang theo gì?
làm lý lịch tư pháp mang theo gì là băn khoăn của nhiều người. Hiện nay pháp luật quy định có hai loại phiếu lý lịch, do đó hồ sơ xin cấp từng loại sẽ khác nhau.
Xác định loại phiếu lý lịch tư pháp
Theo khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định:
“1. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:
- a) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này;
- b) Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.”
Theo Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì những đối tượng sau đây được quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp:
- Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã từng hoặc hiện đang cư trú tại Việt Nam có thể xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
- Cơ quan tiến hành tố tụng như Tòa án, Viện Kiểm sát….được quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
- Cơ quan của nhà nước, tổ chức như tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội cũng là chủ thể có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ cho công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Muốn làm lý lịch tư pháp cần mang theo gì?
– Tờ khai yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu)
– Bản sao kèm bản chính Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu
– Bản sao kèm bản chính sổ hộ khẩu (đối với người Việt Nam) hoặc thẻ tạm trú, thường trú (đối với người nước ngoài)
– Nếu người xin cấp phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng miễn, giảm lệ phí thì xuất trình giấy tờ chứng minh.
Lưu ý: – Cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật. Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
– Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp phiếu.
* Đối với việc thực hiện ủy quyền thì cần mang theo những thứ sau:
– Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân
– Hộ khẩu hoặc giấy tạm trú/ thường trú
– Văn bản ủy quyền làm thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp có chứng thực tại UBND phường/xã, quận/huyện
– Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền mà chỉ cần giấy tờ chứng minh mối quan hệ.
Thủ tục thực hiện
Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp chuẩn bị hồ sơ lý lịch tư pháp như sau:
– Tờ khai theo mẫu;
– Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
– Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Bước 2: Nộp hồ sơ
– Công dân Việt Nam nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
– Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia;
– Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 01 để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Lưu ý:
– Cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật. Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi đóng phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp, công dân nhận giấy hẹn cấp phiếu và đến nhận kết quả theo thời gian ghi trong giấy hẹn.
Ngoài cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tiếp, công dân có thể xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến qua trang https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home của Bộ Tư pháp bằng cách làm theo hướng dẫn trên trang.
Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2
Cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú.
Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi giải đáp thắc mắc làm lý lịch tư pháp mang theo gì để bạn đọc tham khảo. Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi: Hotline: 0904.889.859 ( Ms.Hoa ) – .