Home Thông Tin Khi nào cần lý lịch tư pháp?

Khi nào cần lý lịch tư pháp?

by Phạm Huyền
322 views

Phiếu lý lịch tư pháp hẳn không xa lạ với nhiều người nhưng không phải ai cũng hiểu hết phiếu lý lịch tư pháp là gì và khi nào cần lý lịch tư pháp? Cùng Lichtuphap.net làm rõ hơn vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm:

♦        Có được phép ủy quyền làm lý lịch tư pháp hay không?

♦        Dịch thuật lý lịch tư pháp khi nào?

Khi nào cần lý lịch tư pháp?

Khi nào cần lý lịch tư pháp?

Lý lịch tư pháp là gì?

Ở Việt Nam, trước khi có Luật Lý lịch tư pháp, khái niệm “lý lịch tư pháp” được hiểu một cách chung nhất là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng một hoặc các bản án hình sự có hiệu lực pháp luật của Toà án và tình trạng thi hành bản án đó. 

Tại điểm 1 phần I Thông tư liên tịch Bộ Tư pháp – Bộ Công an số 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 08 tháng 02 năm 1999 quy định việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp quy định “Phiếu lý lịch tư pháp là loại Phiếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm 5 mục I của Thông tư này, cấp cho người có yêu cầu nhằm xác nhận người đó có hoặc không có tiền án”.

Đến khi Luật lý lịch tư pháp ra đời thì thuật ngữ lý lịch tư pháp được hiểu là: lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ theo quy định pháp luật, thành lập doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp bị Tòa tuyên bố phá sản. 

Như vậy, khái niệm lý lịch tư pháp không chỉ bao gồm các thông tin liên quan đến bản án hình sự mà còn bao gồm các thông tifn liên quan đến các quyết định của Toà án về cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ trong doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo theo quy định của Luật Phá sản.

Khi nào cần lý lịch tư pháp?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 về mục đích quản lý lịch tư pháp như sau:

Điều 3. Mục đích quản lý lý lịch tư pháp

  1. Đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
  2. Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hoà nhập cộng đồng.
  3. Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự.
  4. Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.”

Theo đó, có thể trả lời câu hỏi khi nào cần lý lịch tư pháp như sau:

Thứ nhất, đáp ứng yêu cầu cần chứng minh bản thân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập hay quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp xã bị Tòa án tuyên bố phá sản theo Luật Phá sản năm 2014. 

Các thông tin lý lịch tư pháp về cá nhân được cơ quan quản lý về các cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cung cấp dưới hình thức Phiếu lý lịch tư pháp. Phiếu lý lịch tư pháp giúp cá nhân chứng minh về tình trạng án tích của bản thân…theo yêu cầu của các cơ quan hữu quan. 

Thứ hai, Lý lịch tư pháp là nguồn cung cấp những thông tin chính thức về quá khứ nhân thân của bị can, bị cáo để cơ quan thực hiện điều tra, truy tố, xét xử xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với họ trong khi giải quyết những vụ việc cụ thể. 

Thứ ba, Lý lịch tư pháp xác nhận việc xoá án tích của người đã từng bị kết án về tội danh nào đó.

Pháp luật của nhiều nước và ở nước ta đều có quy định về vấn đề xoá án tích sau khi người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt và đã qua thời gian thử thách theo quy định của pháp luật. 

Lý lịch tư pháp được xem như một yếu tố đảm bảo rằng sẽ không có sự phân biệt đối xử với người phạm tội sau khi họ đã chấp hành xong bản án, người đã từng bị kết án đương nhiên được xoá án tích khi đủ điều kiện hoặc đã được toà án quyết định xoá án tích, thì được coi như chưa bị kết án. 

Do vậy, trong nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp sẽ ghi là “không có án tích”. 

Thực tế cho thấy người đã được xoá án tích khi tham gia vào một số quan hệ xã hội có yêu cầu phải có Phiếu lý lịch tư pháp, Phiếu lý lịch tư pháp xác nhận với nội dung “không có án tích”, người được xoá án tích mới “thực sự” được coi như chưa bị kết án và hoà nhập cộng đồng một cách dễ dàng hơn.

Thứ tư, Lý lịch tư pháp là một trong những nguồn thông tin để các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị… xem xét, đánh giá tư cách đạo đức của cá nhân (chứng minh cá nhân có hay không có tiền án). 

Vì vậy, pháp luật nhiều nước trên thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây có quy định về việc phải có Phiếu lý lịch tư pháp khi tham gia một số quan hệ pháp luật nhất định như khi xem xét việc xuất cảnh, nhập cảnh, cho nhập, thôi, trở lại quốc tịch, nuôi con nuôi; cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, kiểm toán, y dược tư nhân; tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, du học….

Cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp

Sau khi đã trả lời được câu hỏi khi nào cần lý lịch tư pháp chúng ta cần xác định thẩm quyền cấp lý lịch tư pháp.

Điều 44 Luật lý lịch tư pháp năm 2009 quy định về thẩm quyền cấp lý lịch tư pháp như sau:

Điều 44. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp

  1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây: a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
  2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây: a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước; b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài; c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
  3. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.

Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

  1. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định“.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp lý lịch tư pháp gồm 2 cơ quan, Đồng thời người trực tiếp vào phiếu lý lịch tư pháp sẽ là giám đốc của Trung tâm hoặc giám đốc Sở hoặc là người được Giám đốc ủy quyền hợp pháp.

     – Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia sẽ cấp đối với:

+ Công dân Việt Nam không xác định được nơi cư trú hoặc nơi tạm trú.

+ Công dân nước ngoài đã sinh sống tại Việt Nam.

      – Sở Tư pháp nơi thường trú sẽ cấp đối với:

+ Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước.

+ Công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài.

+ Công dân nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn về khi nào cần lý lịch tư pháp mà chúng tôi cung cấp. Hy vọng bài viết trên hữu ích đối với bạn. Nếu bạn đọc có thắc mắc gì thêm về vấn đề này, hoặc có vướng mắc về vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0904.889.859 ( Ms.Hoa ) – để được hỗ trợ tư vấn chi tiết và cụ thể. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN