Home Thông Tin Đối tượng cần lý lịch tư pháp là ai?

Đối tượng cần lý lịch tư pháp là ai?

by Phạm Huyền
256 views

Nội dung cơ bản của lý lịch tư pháp là thông tin lý lịch tư pháp về án tích tức là những thông tin về cá nhân người bị kết án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, thông tin về thời gian tuyên án, Toà nào tuyên, số hiệu bản án, tình trạng thi hành án. Vậy đối tượng cần lý lịch tư pháp là ai? Cùng Lylichtuphap.net giải đáp thắc mắc trên qua nội dung bài viết này nhé.

>>> Xem thêm:

♦       Muốn làm lý lịch tư pháp cần những gì?

♦        Lý lịch tư pháp có hạn bao lâu?

Đối tượng cần lý lịch tư pháp là ai?

Đối tượng cần lý lịch tư pháp là ai?

Hiểu thế nào về lý lịch tư pháp?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định thì lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ trong doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp bị Tòa án tuyên bố phá sản theo Luật Phá sản năm 2014.

Hình thức của lý lịch tư pháp được thể hiện qua Phiếu lý lịch tư pháp, đó là một loại phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp và có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm thực hiện các công việc hay đảm nhận chức vụ, quyền hạn liên quan đến hoạt động kinh doanh do quyết định tuyên bố phá sản của tòa án. 

Pháp luật cũng quy định về những trường hợp được cấp lý lịch tư pháp. Vậy đối tượng cần lý lịch tư pháp là ai?

Đối tượng cần lý lịch tư pháp là ai?

Theo khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định: 

1. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:

  1. a) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này;
  2. b) Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.”

Theo Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì những đối tượng sau đây được quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp:

  • Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã từng hoặc hiện đang cư trú tại Việt Nam có thể xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
  • Cơ quan tiến hành tố tụng như Tòa án, Viện Kiểm sát…. có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
  • Cơ quan của nhà nước, tổ chức như tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Như vậy, đối tượng cần lý lịch tư pháp là ai sẽ gồm cá nhân và cơ quan. Cụ thể:

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Quốc tịch năm 2008 quy định người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.

Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam được hiểu là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam. Trong đó, người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài theo khoản 2 Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008.

Còn cơ quan tiến hành tố tụng gồm cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án theo Điều 34 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Các cơ quan tiến hành tố tụng có những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng, nhưng hoạt động trong mối liên hệ mật thiết, thống nhất với nhau và đều có trách nhiệm là nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Do vậy cơ quan tiến hành tố tụng cũng là một trong các đối tượng cần lý lịch tư pháp.

Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức khác có nhu cầu xin cấp lý lịch tư pháp để phục vụ hoạt động kinh doanh hoặc mục đích phù hợp thì vẫn được cấp.

Lý lịch tư pháp có làm hộ được không?

Luật Lý lịch tư pháp hiện hành đề cập đến trường hợp cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm lý lịch tư pháp như sau:

– Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

– Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Theo đó, trường hợp cá nhân  ủy quyền cho người thân làm lý lịch tư pháp chỉ áp dụng đối với yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1. Ngoài ra, khi thực hiện cấp phiếu trong trường hợp này không cần thiết văn bản ủy quyền đối với các chủ thể là người thân sau: cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp phiếu.

Đồng nghĩa, các chủ thể còn lại thuộc đối tượng người thân thích ( khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định : “ Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời” ) buộc phải làm văn bản ủy quyền thì việc cá nhân ủy quyền họ mới trở nên hợp pháp theo pháp luật quy định.

Trường hợp người ủy quyền làm lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, anh chị em

Trong các trường hợp trên , các giấy từ cân mang theo yêu cầu của pháp luật bao gồm :

– Giấy xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1

– Bản chụp CMND hoặc hộ chiếu hoặc căn cước của người xin làm.

– Bản chụp Sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú, tạm trú do công an xã , phường thị trấn xác nhận.

Lưu ý: khi đi người được ủy quyền mang theo giấy tờ tùy thân như CMND/hộ chiếu/ thẻ căn cước.

Trường hợp người ủy quyền làm lý lịch tư pháp không phải người nhà

Đối với các trường hợp nhờ bạn bè , người quen hay bất kỳ ai nhưng không có quan hệ ruột thịt :

Các loại giấy tờ vẫn như trên , chỉ bổ sung thêm văn bản ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật.

Theo khoản 1, 2 điều điều 2 NĐ 75/2000/NĐ-CP về công chứng , chứng thực : giấy ủy quyền được xác nhận , chứng thực  tại Phòng công chứng.

Địa điểm để đi xin giúp phiếu lý lịch tư pháp: Sở tư pháp ở nơi bạn đang thường trú.

Thời hạn như sau : 10 ngày  làm việc bắt đầu khi xin giấy cấp lý lịch tư pháp. Trường hợp cư trú ở nhiều nơi khác nhau  có thể kéo dài hơn nhưng không quá 15 ngày làm việc.

Dịch vụ xin cấp lý lịch tư pháp của Viện Xây Dựng?

Viện Xây Dựng là đơn vị hàng đầu trong tư vấn là địa chỉ tin cậy được nhiều người lựa chọn.

Với phương châm luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, chúng tôi với đội ngũ nhân viên nắm rõ quy định pháp luật, làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, hết sức mình hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, chính xác là địa điểm tin cậy cho người lao động.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về đối tượng cần lý lịch tư pháp là ai để bạn đọc tham khảo. Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi: Hotline: 0904.889.859 ( Ms.Hoa ) – .

BÀI VIẾT LIÊN QUAN