Dịch vụ làm lý lịch tư pháp tại Thanh Hóa và các tỉnh thành khác đều nhằm mục đích hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục nhanh chóng. Tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng mà yêu cầu về dịch vụ, chi phí, thời gian hoàn tất thủ tục cũng khác nhau. Dịch vụ áp dụng cho từng đối tượng thế nào?
>>> Xem thêm:
♦ Dịch vụ làm lý lịch tư pháp tại Thái Nguyên và những điều cần chú ý
♦ Dịch vụ làm lý lịch tư pháp tại Thái Bình đối với người nước ngoài

Dịch vụ làm lý lịch tư pháp tại Thanh Hóa
Quy định về đối tượng được cấp lý lịch tư pháp
Khách hàng sử dụng dịch vụ làm lý lịch tư pháp tại Thanh Hóa cũng chính là đối tượng được quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp. Luật lý lịch tư pháp 2009 quy định rõ về các đối tượng này tại điều 7 bao gồm:
- Đối tượng cá nhân là công dân người Việt Nam, công dân người nước ngoài đã từng hoặc đang cư trú ở Việt Nam;
- Đối tượng là cơ quan tố tụng yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc thống kê tư pháp hình sự;
- Đối tượng là các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội hoặc cơ quan nhà nước yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp phục vụ cho công tác quản lý nhân sự, đăng ký kinh doanh, thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Quy định về đối tượng cấp lý lịch tư pháp số 1
Phiếu lý lịch tư pháp là lý lịch của cá nhân có nội dung về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự từ tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp đơn vị này đã bị tòa án tuyên bố phá sản.
Dịch vụ làm lý lịch tư pháp tại Thanh Hóa nhằm mục đích hỗ trợ cá nhân thực hiện thủ tục nhanh chóng hơn. Tuy nhiên tất cả vẫn phải thông qua cơ quan quản lý lý lịch tư pháp là Sở tư pháp hoặc Trung tâm tư pháp Quốc gia. Trong đó yếu lý lịch tư pháp được chia thành phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2 khác nhau về nội dung cũng như đối tượng được quyền cấp.
phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho đối tượng là công dân Việt Nam, công dân người nước ngoài đã hoặc đã từng cư trú tại Việt Nam; cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị xã hội. Nội dung của phiếu lý lịch tư pháp số 1 một chỉ bao gồm:
- Thông tin cơ bản của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp;
- Tình trạng án tích của người bị kết án (chỉ ghi thông tin về án tích chưa được xóa);
- Thông tin về chức vụ, thành lập, quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp của cá nhân chỉ ghi vào trong phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi được yêu cầu.
Quy định về đối tượng cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cũng có thể nhờ đến sự hỗ trợ của dịch vụ làm lý lịch tư pháp tại Thanh Hóa để hoàn thành thủ tục. Khác với phiếu lý lịch tư pháp số 1, phiếu lý lịch tư pháp số 2 Yêu cầu phải có đầy đủ thông tin theo đúng khái niệm được quy định tại điều 2, Luật lý lịch tư pháp 2009.
Nội dung phiếu lý lịch tư pháp số 2 quy định tại điều 41, Luật lý lịch tư pháp 2009. Theo đó phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp cho cơ quan tố tụng phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thống kê tư pháp hình sự hoặc cấp theo yêu cầu của cá nhân.
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 yêu cầu phải có đầy đủ thông tin bao gồm cả án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa. Mặt khác phiếu lý lịch tư pháp số 2 bắt buộc phải tiến hành thủ tục bởi người yêu cầu cấp. Trường hợp ủy quyền chỉ được áp dụng với những đối tượng trẻ vị thành niên, đối tượng được ủy quyền phải là bố mẹ của người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2.
Thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp
Thông thường khi sử dụng dịch vụ làm lý lịch tư pháp tại Thanh Hóa khách hàng sẽ được hướng dẫn chi tiết về thủ tục, cách thức chuẩn bị hồ sơ. Tùy thuộc vào từng đối tượng mà hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp cũng sẽ khác nhau. Hiện nay phần lớn người yêu cầu là cá nhân. Thủ tục cụ thể như sau:
Thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân
Cá nhân yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp có thể thực hiện bằng cách nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc kê khai thông tin trực tuyến – nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Cả hai phương thức đều đem đến kết quả giống nhau nhưng thời gian thực hiện lại khác nhau.
Các đơn vị cung cấp dịch vụ làm lý lịch tư pháp tại Thanh Hóa hiện nay đều áp dụng theo hình thức nộp hồ sơ trực tuyến. Cụ thể hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu (trường hợp kêu tờ khai trực tuyến sẽ tiến hành in tờ khai sau khi hoàn tất và nộp cùng với hồ sơ);
- Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc giấy chứng nhận tạm trú của người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.
- Trường hợp cá nhân ủy quyền thì phải nộp thêm em em giấy ủy quyền làm phiếu lý lịch tư pháp đã được chứng nhận bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền và bản sao chứng minh thư của người được ủy quyền.
Công dân người Việt Nam không xác định được nơi ở Thường trú hoặc nơi ở tạm trú và công dân người nước ngoài đã từng cư trú ở Việt Nam nộp hồ sơ đến Trung tâm lý lịch tư pháp Quốc gia. Công dân người Việt Nam thường trú hoặc tạm trú trong nước, công dân người Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài và người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam sẽ nộp hồ sơ tới Sở tư pháp pháp tỉnh/ thành phố nơi đang thường trú hoặc tạm trú.
Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp của cơ quan, tổ chức
Khách hàng sử dụng dịch vụ làm lý lịch tư pháp tại Thanh Hóa là cá nhân. Trong khi đó đối tượng là cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị – xã hội có nhu cầu sử dụng phiếu lý lịch tư pháp thì thủ tục lại khác. Những đơn vị này sử dụng phiếu lý lịch tư pháp nhằm mục đích quản lý nhân sự, kiểm soát hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp.
Trong trường hợp đó thì những cơ quan, tổ chức trên sẽ sẽ gửi văn bản yêu cầu tới Sở tư Pháp tỉnh/ thành phố nơi người được cấp phiếu lý lịch tư pháp đang thường trú hoặc tạm trú chú để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp được cấp phiếu lý lịch tư pháp không xác định được nơi ở thường trú hoặc nơi ở tạm trú thì những cơ quan này sẽ gửi văn bản tới Trung tâm lý lịch tư pháp Quốc gia.
Văn bản yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp cần phải ghi rõ địa chỉ của cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, mục đích sử dụng của phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp phiếu lý lịch tư pháp theo đúng quy định pháp luật.
Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp của cơ quan tố tụng
Cơ quan tố tụng được quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác điều tra, truy tố hoặc xét xử. Cơ quan tố tụng sẽ phải gửi yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp bằng văn bản tới:
- Sở tư pháp nơi người được cấp phiếu lý lịch tư pháp ban thường trú / tạm trú;
- Trung tâm lý lịch tư pháp Quốc gia trong trường hợp không xác định được nơi ở thường trú/tạm trú hoặc người khi được cấp phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài;
- Cơ quan tố tụng có thể gọi điện hoặc gửi khách hoặc bằng những hình thức khác khác trong trường hợp khẩn cấp sau đó gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 2 ngày tính từ khi có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.