Để định cư tại bất kỳ quốc gia nào thì yêu cầu về hồ sơ ly lịch tư pháp là bắt buộc. Do đó, mỗi công dân Việt Nam khi muốn định cư tại nước ngoài thì cần hiểu về lý lịch tư pháp định cư ở nước ngoài và làm phiếu lý lịch tư pháp đó ở đâu. Hãy cùng Lylichtuphap.net tìm hiểu về vấn đề này.
>>> Xem thêm:
♦ Cấp lý lịch tư pháp định cư Canada đơn giản, nhanh chóng
♦ Xin lý lịch tư pháp viên chức nhanh chóng chính xác

lý lịch tư pháp định cư nước ngoài
Bạn hiểu như thế nào về lý lịch tư pháp định cư ở nước ngoài?
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định:
“Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản”.
Còn định cư nước ngoài được quy định ở khá nhiều văn bản từ Luật Quốc tịch và các văn bản hướng dẫn Luật này, cụ thể:
Tại khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 về giải thích thuật ngữ như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”
Mặt khác, căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 138/2006/NĐ-CP
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” là:
- a) Các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- b) Các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động mà các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam, nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt theo pháp luật nước ngoài, phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
- “Người nước ngoài” là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch.
- “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Như vậy, theo khái niệm trên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Theo đó, lý lịch tư pháp định cư ở nước ngoài được lập ra với mục đích chứng minh cá nhân có án tích hay không, việc này rất quan trọng để chứng minh một “lý lịch sạch”, là một điều kiện, thủ tục để công dân Việt Nam qua nước ngoài định cư.
Tất cả các thông tin lý lịch tư pháp sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thể hiện tại “phiếu lý lịch tư pháp”. Theo khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định: Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị như chứng cứ để chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp hay hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định pháp luật.
Vậy, lý lịch tư pháp định cư nước ngoài là phiếu lý lịch tư pháp số 1 hay phiếu lý lịch tư pháp số 2?
Thông thường thì lý lịch tư pháp định cư nước ngoài thường phải làm phiếu lý lịch tư pháp số 2. Vì căn cứ theo Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định: Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho các cá nhân khi họ có yêu cầu để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
Hơn nữa, Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cho phép ghi không có án tích khi bạn đó thực sự đã có án nhưng được xóa do hết thời hạn thi hành án và thời hạn theo quy định. Trong khi để định cư ở nước ngoài cần một lý lịch “trong sạch” để thuận tiện cho việc khi bạn kết hôn, làm visa, bảo lãnh người nhà…
Để làm phiếu lý lịch tư pháp định cư nước ngoài thì phải gửi hồ sơ đến cơ quan nào?
Theo Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp:
- Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
- a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
- b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
- Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
- a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
- b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
- c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
Vì vậy, như vậy nếu bạn đang ở Việt Nam thì bạn nộp hồ sơ trực tiếp ở Sở Tư pháp nơi đang cư trú. Trường hợp bạn là không có hộ khẩu, quốc tịch nước ngoài hoặc có nhiều nơi cư trú không rõ ràng thì nộp hồ sơ trực tiếp ở Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia (Địa chỉ: Tầng 6 – Nhà A – Học viện Tư pháp – Phố Trần Vỹ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 04.62739492; Fax: 04.62739495).
– Nếu bạn có hộ khẩu tại Hà Nội thì có thể đến trực tiếp Sở Tư pháp địa chỉ: Số 221 Trần Phú, phường Văn Quán, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội để nộp đơn xin cấp phiếu lý lịch tư pháp. Điện thoại: 024.33120878; Fax: 024. 33546157
– Nếu bạn có hộ khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh Nội thì có thể đến trực tiếp Sở Tư pháp, địa chỉ: 141-143 Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh để nộp đơn xin cấp phiếu lý lịch tư pháp. Điện thoại: (+028) 3829 7052; Fax: (+848) 3824 3155
– Nếu bạn có hộ khẩu ở tỉnh nhưng không tiện về địa phương và thắc mắc trường hợp này muốn làm lý lịch tư pháp ở đâu thành phố Hồ Chí Minh. Thì bạn có thể nhờ người thân hỗ trợ làm và gửi lên. Trường hợp không có người thân hỗ trợ thì bạn có thể đến trực tiếp Quầy số 2 , Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh – 125 Công xã Paris, Quận 1 để được hỗ trợ làm phiếu lý lịch tư pháp.
Vậy xin cấp lý lịch tư pháp định cư nước ngoài có mất nhiều thời gian không?
Căn cứ quy định tại Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 về thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:
“Điều 48. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp
- Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 15 ngày.
- Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.”
Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy làm lý lịch tư pháp định cư nước ngoài sẽ tùy thuộc từng trường hợp:
- Các trường hợp thông thường: thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp là 10 ngày;
- Trường hợp phức tạp hơn, cần xác minh thêm thì 15 ngày;
- Trường hợp khẩn cấp thì không quá 02 ngày làm việc.
Làm thế nào để thực hiện đăng ký phiếu lý lịch tư pháp định cư nước ngoài nhanh, hiệu quả?
Viện Xây Dựng là đơn vị hàng đầu trong tư vấn, thực hiện thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp định cư nước ngoài uy tín.
Đến với chúng tôi quý khách sẽ được hưởng các lợi ích sau:
- Tư vấn thủ tục đăng ký phiếu lý lịch tư pháp định cư nước ngoài.
- Hồ sơ của các bạn được xử lý nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí.
- Đội ngũ tư vấn là những nhân viên chuyên nghiệp, chính xác, hoạt động 24/24.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về lý lịch tư pháp định cư nước ngoài. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0904.889.859 ( Ms.Hoa ) – để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn miễn phí nhé.