Hiện nay có rất nhiều thắc mắc được đặt ra xoay quanh Lý lịch tư pháp là gì? dịch thuật lý lịch tư pháp có bắt buộc hay không? Nên dịch thuật công chứng lý lịch tư pháp ở đâu? … Cùng Lichtuphap.net tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết này.
>>> Xem thêm:
♦ Cơ quan nào cấp lý lịch tư pháp?
♦ Đăng ký lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Dịch thuật lý lịch tư pháp
Lý lịch tư pháp là gì?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật lý lịch tư pháp năm 2009, lý lịch tư pháp chính là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án hay quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, trạng thái thi hành án và cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ trong doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã; quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp trong trường hợp bị Tòa án tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật.
Dịch thuật lý lịch tư pháp khi nào?
Như đã nói, đối tượng của dịch thuật lý lịch tư pháp chính là phiếu lý lịch tư pháp.
Theo quy định tại Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp, có hai loại phiếu lý lịch tư pháp, gồm phiếu số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2.
Phiếu lý lịch tư pháp số 1
Phiếu lý lịch tư pháp này sẽ được cấp khi xin việc làm tại Việt Nam, xin giấy phép lao động cho đối tượng là người nước ngoài, khi bổ sung hồ sơ để xin việc ở các công ty,…
Phiếu số 1 sẽ giúp khách hàng biết được nội dung lý lịch tư pháp của bản thân hoặc cấp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để phục vụ cho công tác quản lý nhân sự, các hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập hay quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu. Đối tượng được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1:
- Người có quốc tịch Việt Nam thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam.
- Người có quốc tịch Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài.
- Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
Phiếu lý lịch tư pháp số 2
Là phiếu được cấp cho các cơ quan đoàn thể tiến hành những vấn đề tố tụng phục vụ cho công tác như hoạt động điều tra, truy tố, xét xử hoặc phiếu này sẽ được cấp theo yêu cầu của các cơ quan tổ chức, các nhân để họ biết được những thông tin lý lịch tư pháp của mình.
Dịch thuật công chứng lý lịch tư pháp là gì?
Dịch thuật công chứng (hay còn gọi là “dịch thuật có chứng thực”) về bản chất là quá trình dịch một văn bản, giấy tờ từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài (hoặc ngược lại) và bản dịch đó phải được đóng dấu xác nhận bởi một cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam, trong đó người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp quận/huyện hoặc của văn phòng công chứng phải cam kết đã dịch chính xác nội dung trong văn bản, giấy tờ đó.
Hoạt động công chứng có thể thực hiện bởi Phòng tư pháp Quận, Huyện hoặc công chứng bản dịch của Văn phòng công chứng
Như vậy, có thể hiểu đơn giản rằng dịch thuật công chứng lý lịch tư pháp hay dịch thuật lý lịch tư pháp có công chứng là một công việc bao gồm hai công đoạn nối tiếp nhau, đó là (1) dịch lý lịch tư pháp và (2) xin dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền để chứng thực chữ ký người dịch.
Mục đích của dịch thuật tư pháp?
- Cấp cho cá nhân: nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đời sống thông thường như làm hồ sơ xin việc, làm giấy phép lao động,…
- Cấp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội: nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Nên lựa chọn dịch thuật công chứng ở đâu?
Như đã nói, hoạt động dịch thuật công chứng lý lịch tư pháp có thể thực hiện bới Dịch thuật công chứng là việc chứng thực chữ ký người dịch của Phòng tư pháp Quận, Huyện hoặc hoặc các công ty cung cấp dịch vụ dịch thuật. Cụ thể:
- Tại UBND Quận, Huyện: phí dịch thuật cao, thời gian dịch thuật lâu. Lý do là vì UBND quận, huyện chỉ là đơn vị quản lý. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, người dịch (cộng tác viên) lên nhận hồ sơ, mang về dịch thuật. Dịch thuật xong, người dịch mang hồ sơ lên UBND công chứng. Phí dịch thuật là do nhà nước quy định bao gồm cả chi phí quản lý cộng tác viên. Quy trình giao nhận phức tạp nên thời gian lâu. Ngoài ra, UBND quận huyện chỉ chứng thực chữ ký của người dịch trên bản dịch chứ không chịu trách nhiệm về nội dung dịch thuật.
- Dịch vụ dịch thuật của ACC: thời gian giải quyết nhanh, đảm bảo tính chính xác cao và chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều.
Mục đích dịch thuật công chứng phiếu lý lịch tư pháp
Bản dịch thuật lý lịch tư pháp thường được dùng để nộp cho chủ sử dụng lao động đặc biệt là cơ quan công cộng, văn phòng di trú, xin visa… giấy chứng nhận cũng thường được yêu cầu cho các công việc tại các công ty hàng không. Ngoài ra, một số trường hợp nộp hồ sơ để du học, hoặc định cư nước ngoài cũng được yêu cầu phải có bản dịch lý lịch tư pháp.
Khởi Nguyên xin chia sẻ bản mẫu dịch lý lịch tư pháp sang tiếng Anh. Thông thường được sử dụng khi làm thủ tục định cư hoặc xin visa cư trú dài hạn tại nước ngoài. Có 2 loại phiếu lý lịch tư pháp là LLTP số 1 và số 2. Khi làm thủ tục với cơ quan nước ngoài bạn chỉ cần quan tâm đến LLTP số 02
Công chứng bản dịch được quy định tại ĐIều 61 Luật Công chứng 2014 (hiệu lực từ 1/1/2015) như sau.
“Điều 61. Công chứng bản dịch
- Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.
- Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.
Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai.
- Lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; họ tên người phiên dịch; chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch; chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
- Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:
a, Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;
….”
Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn về dịch thuật lý lịch tư pháp mà chúng tôi cung cấp. Hy vọng bài viết trên hữu ích đối với bạn. Nếu bạn đọc có thắc mắc gì thêm về vấn đề này, hoặc có vướng mắc về vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0904.889.859 ( Ms.Hoa ) – để được hỗ trợ tư vấn chi tiết và cụ thể. Sự hài lòng của quý bạn đọc là động lực của chúng tôi.