Home Thông Tin Đăng ký lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Đăng ký lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

by Phạm Huyền
349 views

Bạn là người nước ngoài đang tạm trú hoặc đã từng tạm trú tại Việt Nam? Hiện tại bạn đang muốn xin lý lịch tư pháp để phục vụ cho công việc. Cùng Lichtuphap.net tìm hiểu về vấn đề đăng ký lý lịch tư pháp cho người nước ngoài thông qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm:

♦        Tìm hiểu về thủ tục xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam

♦       Thủ tục cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Đăng ký lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Đăng ký lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Cơ sở của lý lịch tư pháp

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật lý lịch tư pháp năm 2009, lý lịch tư pháp chính là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án hay quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, trạng thái thi hành án và cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ trong doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã; quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp trong trường hợp bị Tòa án tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật.

Những trường hợp được đăng ký lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Trước khi tìm hiểu về cách đăng ký lý lịch tư pháp cho người nước ngoài, cần phải xác định người nước ngoài sẽ được cấp phiếu lý lịch tư pháp trong những trường hợp nào và những trường hợp nào không được cấp. Theo đó, mới dễ dàng chuẩn bị hồ sơ đầy đủ cũng như xác định đúng cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định thì người nước ngoài đã từng hoặc đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của mình. 

Người nước ngoài được quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của mình tại các cơ quan có thẩm quyền. Đặc biệt, người nước ngoài phải đáp ứng được điều kiện về cá nhân cư trú.

Điều kiện về cá nhân cư trú (một trong hai trường hợp) được quy định như sau:

  • Có mặt ở tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc là trong 12 tháng liên tục và được tính từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là 1 ngày.
  • Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
    • Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú: người nước ngoài là nơi ở thường trú được ghi trong thẻ tạm trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp thẻ tạm trú.
    • Có nhà thuê ở tại Việt Nam theo quy định về nhà ở và thời hạn của hợp đồng thuê nhà phải từ 183 ngày trở lên trong năm.

Như vậy, chị bạn hoàn toàn đáp ứng được điều kiện về cá nhân cư trú khi có nơi tạm trú tức là nơi ở thường xuyên. Vì thế, trường hợp này hoàn toàn có quyền được làm thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ đăng ký lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Sau khi đã xác định đủ điều kiện, cần phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký lý lịch tư pháp cho người nước ngoài với các tài liệu sau:

Nếu người nước ngoài tự mình làm thủ tục thì cần có:

  • Tờ khai yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu số 03/2013/TT-LLTP;
  • Hộ chiếu của người yêu cầu cấp phiếu;
  • Bản sao của thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú của công an tại nơi mà người nước ngoài hiện đang cư trú. Bản sao không cần phải chứng thực, tuy nhiên cần mang bản chính đến nơi làm thủ tục để đối chiếu.

Nếu người nước ngoài ủy quyền cho người khác làm thủ tục:

  • Tờ khai yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu số 04/2013/TT-LLTP;
  • Văn bản ủy quyền cho người khác làm thủ tục. Văn bản ủy quyền phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật. Trong trường hợp ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, con làm thủ tục thì không cần văn bản ủy quyền;
  • Bản sao của thẻ căn cước công dân/giấy chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu còn hiệu lực của người được ủy quyền làm thủ tục;
  • Bản sao của sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giấy chứng nhận thường trú, giấy chứng nhận tạm trú của người được ủy quyền.

Lưu ý: Chỉ được ủy quyền làm thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp số 1, không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp số 2;

Địa điểm nộp hồ sơ lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Đối với trường hợp đăng ký lý lịch tư pháp cho người nước ngoài, căn cứ theo điểm b Khoản 2 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009:

  • Nếu người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi cư trú. Ví dụ: người nước ngoài cư trú tại TP.HCM thì nộp hồ sơ xin lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp TP.HCM.
  • Nếu người nước ngoài đó đã rời khỏi Việt Nam thì nộp hồ sơ tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Đối với trường hợp xin phiếu lý lịch tư pháp số 2: Tương tự như như phiếu lý lịch tư pháp số 1.

Trình tự đăng ký lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp chuẩn bị hồ sơ lý lịch tư pháp như đã nêu trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ

– Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia;

Lưu ý:

– Cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật. Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi đóng phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp, công dân nhận giấy hẹn cấp phiếu và đến nhận kết quả theo thời gian ghi trong giấy hẹn.

Ngoài cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tiếp, công dân có thể xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến qua trang https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home của Bộ Tư pháp bằng cách làm theo hướng dẫn trên trang.

Xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài mất bao lâu?

Căn cứ theo Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp 2009, thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài sẽ không quá 10 ngày. Tuy nhiên, nếu thuộc vào trường hợp cần phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích theo quy định thì thời hạn cấp phiếu sẽ không quá 15 ngày.

Lệ phí cần phải nộp

Lệ phí lý lịch tư pháp được quy định cho từng đối tượng như sau:

  • Lệ phí đối với người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp: 200.000 đồng/người/lần.
  • Lệ phí đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân của liệt sỹ: 100.000 đồng/người/lần.
  • Trong trường hợp mà người yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp đề nghị được cấp trên 2 phiếu trong một lần yêu cầu thì kể từ phiếu thứ 3 sẽ thu phí thêm 5.000 đồng/phiếu.

Các trường hợp được miễn phí lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp: trẻ em; người cao tuổi; người thuộc hộ nghèo; người cư trú ở tại xã đặc biệt khó khăn; …

Thời hạn giải quyết

  Căn cứ theo  Điều 48. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp của Luật lý lịch tư pháp 2009

  1. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 15 ngày.
  2. Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về đăng ký lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam. Nếu bạn đọc có thắc mắc gì thêm về vấn đề này, hoặc có vướng mắc về vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0904.889.859 ( Ms.Hoa ) để được hỗ trợ tư vấn chi tiết và cụ thể.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN