Lý lịch tư pháp hay còn gọi là Giấy xác nhận không có tiền án tiền sự hoặc là đã được xóa án tích nhằm phục vụ cho một số trường hợp nhất định. Vậy lý lịch tư pháp là gì, chứng minh lý lịch tư pháp như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Viện Xây Dựng sẽ giải đáp tất cả thắc mắc trên.
>>> Xem thêm:
♦ Lý lịch tư pháp số 2 khác gì số 1?
♦ Làm lý lịch tư pháp bao nhiêu tiền?

Chứng minh lý lịch tư pháp
Lý lịch tư pháp là gì?
Trước khi tìm hiểu về các trường hợp cần chứng minh lý lịch tư pháp thì chúng ta nên hiểu rõ vậy lý lịch tư pháp là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật lý lịch tư pháp năm 2009 thì:
“Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, tổ chức, cơ quan được quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 7 của Luật lý lịch tư pháp 2009 bao gồm:
- Công dân Việt Nam; người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam theo quy định của Luật Hộ tịch có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý về nhân sự, hoạt động đăng ký để kinh doanh, thành lập và các hoạt động quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho:
- Cơ quan tiến hành tố tụng được quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác nghiệp vụ.
- Cấp cho các cá nhân theo yêu cầu khi người đó muốn biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
Những trường hợp cần sử dụng chứng minh lý lịch tư pháp?
Các trường hợp cần chứng minh lý lịch tư pháp bao gồm:
- Chứng minh cá nhân có án tích hay không?
- Xác nhận việc xóa án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án có thể tái hòa nhập cộng đồng.
- Hỗ trợ cho hoạt động tố tụng hình sự và hoạt động thống kê tư pháp hình sự.
- Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã…
- Đảm bảo đủ điều kiện xin việc trong một số ngành nghề nhất định và đặc biệt là như nhận con nuôi, bổ nhiệm công chứng viên, cấp chứng chỉ hành nghề luật sư,…
- Xác nhận người nước ngoài có đủ điều kiện xin cấp quốc tịch Việt Nam hoặc muốn xin lại quốc tịch Việt Nam
Quy định pháp luật về chứng minh lý lịch tư pháp
Việc chứng minh lý lịch tư pháp chính là chứng minh cá nhân có án tích hay không, đã chấp hành xong chưa và được xóa án tích hay chưa.
Đối với trường hợp cá nhân chấp hành án treo thì theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Luật thi hành án hình sự 2019 thì trước khi hết thời gian thử thách 03 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ giám sát, giáo dục cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
Vào ngày cuối cùng của thời gian thử thách, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải cấp giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách.
Giấy chứng nhận phải gửi cho người được hưởng án treo, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
Đối với trường hợp cá nhân chấp hành án phạt từ thì sau khi chấp hành án phạt tù xong theo quy định tại Điều 46 Luật Thi hành án hình sự 2019 về trả tự do cho phạm nhân:
“1. Hai tháng trước khi phạm nhân hết thời hạn chấp hành án phạt tù, trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành xong án phạt tù về cư trú, làm việc, Bộ Ngoại giao trong trường hợp phạm nhân là người nước ngoài. Nội dung thông báo bao gồm kết quả chấp hành án phạt tù, hình phạt bổ sung mà phạm nhân còn phải chấp hành và thông tin cần thiết khác có liên quan để xem xét, sắp xếp, tạo lập cuộc sống bình thường cho người đó.
Trường hợp không xác định được nơi người chấp hành xong án phạt tù về cư trú thì trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu đề nghị với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chấp hành án hoặc cơ quan, tổ chức khác để tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù về cư trú.
- Vào ngày cuối cùng của thời hạn chấp hành án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu hoàn chỉnh thủ tục theo quy định của pháp luật để trả tự do cho phạm nhân; cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù cho người đã chấp hành xong án phạt tù, cấp khoản tiền từ Quỹ hòa nhập cộng đồng, cấp tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc; trả lại đầy đủ giấy tờ, đồ vật, tiền, tài sản khác mà phạm nhân đã gửi tại nơi chấp hành án phạt tù quản lý.
- Trường hợp phạm nhân được trích xuất để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử mà thời gian trích xuất từ 02 tháng trở lên và thời gian trích xuất bằng thời gian chấp hành án phạt tù còn lại thì cơ quan có thẩm quyền nhận phạm nhân được trích xuất có trách nhiệm thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều này, cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, trả tự do cho người được trích xuất và giải quyết các thủ tục, nghĩa vụ, quyền, lợi ích có liên quan của người được trích xuất theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu người đó không bị tạm giam về tội khác theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền.
- Phạm nhân là người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt tù thì được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù và lưu trú tại cơ sở lưu trú do cơ quan quản lý thi hành án hình sự chỉ định trong thời gian chờ làm thủ tục xuất cảnh.
- Cơ quan đã cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù có trách nhiệm gửi giấy chứng nhận đó cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan chịu trách nhiệm thi hành các hình phạt bổ sung, cơ quan được thông báo quy định tại khoản 1 Điều này và thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành phần dân sự trong bản án, quyết định hình sự.”
Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù có trách nhiệm gửi Giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Cơ quan thi hành án dân sự (cùng cấp với Tòa án đã ra quyết định thi hành án đối với trường hợp chưa thực hiện xong hình phạt bổ sung, đền bù dân sự,…), Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành xong án phạt tù về cư trú, Cục Hồ sơ nghiệp vụ Bộ Công an.
Đồng thời, Giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù được lưu vào hồ sơ phạm nhân. Theo quy định của chế độ hồ sơ năm 2013, trong thời hạn không quá 6 tháng sau khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, hồ sơ phạm nhân nộp lưu về cơ quan hồ sơ để quản lý, lưu trữ (phạm nhân chấp hành án ở trại tạm giam thuộc Công an tỉnh, thành phố, nhà tạm giữ, hồ sơ nộp về Phòng hồ sơ nghiệp vụ Công an cấp tỉnh; phạm nhân chấp hành án ở trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ, hồ sơ nộp lưu về Cục Hồ sơ nghiệp vụ).
Đối với trường hợp muốn xóa án tích thì cá nhân bắt buộc phải nộp đơn xin xóa án tích cùng với các giấy tờ bao gồm: giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù Giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp (theo mẫu quy định của ngành Công an); bản sao hộ khẩu; bản sao chứng minh nhân dân và nộp tại Tòa án có thẩm quyền.
Ngoài ra để chứng minh lý lịch tư pháp thì cá nhân cần phải chuẩn bị đầy đủ các thành phần khác có trong hồ sơ lý lịch tư pháp. Kết quả của chứng minh lý lịch tư pháp chính là Giấy xác nhận lý lịch tư pháp.
Trên đây là những tư vấn của Viện Xây dựng về chứng minh lý lịch tư pháp. Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi: Hotline: 0904.889.859 ( Ms.Hoa ) – .